Gia Lai phổ biến Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn đề nghị các phòng GD-ĐT, các trường phổ thông thuộc Sở, Trung tâm GDTX tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX tăng cường phổ biến, tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành có hiệu lực từ ngày 21-1-2025. Bộ Quy tắc nhằm xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ, hành vi, ứng xử cho người sử dụng Internet, thúc đẩy môi trường mạng an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của xã hội về các rủi ro mà trẻ em phải đối mặt khi hoạt động trên môi trường mạng. Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

0f408c2e2c15924bcb04.jpg
Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị giáo dục lồng ghép nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong giảng dạy, hoạt động giáo dục, phong trào,… phù hợp với điều kiện của đơn vị. Ảnh: Mai Ka

Theo đó, Sở GD-ĐT đề nghị các phòng GD-ĐT, các trường phổ thông thuộc Sở, Trung tâm GDTX tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX tăng cường phổ biến, tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức phổ biến, tuyên truyền và quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh Bộ Quy tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nâng cao nhận thức của xã hội về các rủi ro mà trẻ em phải đối mặt khi hoạt động trên môi trường mạng.

Trong đó, chú trọng vai trò, trách nhiệm của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; việc phản ánh, thông báo các nội dung độc hại và các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng tới các cơ quan chức năng.

Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị tham khảo nội dung của Bộ Quy tắc để phục vụ công tác đăng tin, viết bài trên các trang, cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở, kênh mạng xã hội (Facebook, Zalo,… ) của cơ quan, đơn vị.

Cùng với đó, lồng ghép các nội dung của Bộ Quy tắc trong giảng dạy, hoạt động giáo dục, phong trào,… phù hợp với điều kiện của đơn vị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null