Ia Ko giúp hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nguồn vốn Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Ia Ko (huyện Chư Sê) tập trung xây dựng dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế.

Xã Ia Ko có 1.429 hộ, trong đó, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 62%. Do trình độ còn hạn chế, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao.

Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong 2 năm (2022-2023), xã Ia Ko được huyện Chư Sê phân bổ hơn 1,6 tỷ đồng xây dựng các dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo để phát triển kinh tế.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các cấp, ngành, UBND xã tiến hành họp dân, thành lập nhóm cộng đồng để người dân lựa chọn, đề xuất nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Qua rà soát, các nhóm cộng đồng ở 5 thôn, làng đều thống nhất chọn mô hình nuôi bò sinh sản làm sinh kế vì phù hợp với tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, bò lại dễ chăm sóc hơn các loài vật nuôi khác. Trên cơ sở đó, chính quyền hỗ trợ con giống, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, còn người dân đối ứng xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

chi-siu-ha-dang-cat-co-cham-soc-bo-ho-tro.jpg
Chị Siu Hạ đang cắt cỏ chăm sóc bò. Ảnh: N.D

Trong 2 năm (2022-2023), xã đã cấp 115 con bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Chị Siu Hạ (làng O Bung) cho biết: Gia đình chị thuộc diện cận nghèo bởi ít đất sản xuất, con đông. Mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình đều trông chờ vào việc làm thuê của chồng chị.

“Năm 2023, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ bò sinh sản, tôi mừng lắm. Tận dụng diện tích đất vườn, tôi xây dựng chuồng nuôi nhốt, trồng thêm cỏ để chăm sóc bò sớm sinh sản gầy đàn. Hy vọng gia đình sớm vươn lên thoát nghèo từ chăn nuôi bò”-chị Hạ tâm sự.

Tương tự, ông Kpuih Brai (làng Tai Glai) phấn khởi cho hay: Cuộc sống gia đình ông rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào công việc làm thuê hàng ngày nhưng cũng bấp bênh vì phụ thuộc theo vụ mùa. “Năm 2023, tôi được hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay, bò mẹ đã đẻ bê con”-ông Brai chia sẻ.

1-6488.jpg
Ông Kpuih Brai (làng Tai Glai) cho biết, nhờ được chăm sóc tốt, đến nay, bò mẹ đã đẻ bê con. Ảnh: N.D

Ông Phạm Xuân Anh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ko-thông tin: Xã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan của huyện tập trung hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo đề xuất của người dân. Số bò sinh sản được người dân nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Hiện hơn 10 con bò mẹ đã sinh bê con.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ko: Qua rà soát mới đây, xã còn 114 hộ nghèo, chiếm 7,98%, giảm 90 hộ so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, xã còn 74 hộ cận nghèo, tăng 5 hộ so với cuối năm 2023.

Thời gian tới, UBND xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc đàn bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3 để phát huy hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo có điều kiện nâng cao thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.