Phát huy vai trò của Mặt trận trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhiệm kỳ 2019-2024, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh Gia Lai đã khẳng định vai trò trung tâm tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo đoàn kết thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Qua đó, Mặt trận các cấp đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung về kết quả đạt được của Mặt trận các cấp trong tỉnh và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Ảnh: Đức Thụy

Ảnh: Đức Thụy

* P.V: Đồng chí có thể đánh giá khái quát về những kết quả đạt được của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2019-2024?

Ảnh: Đ.T

Ảnh: Đ.T

- Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Phát huy vai trò là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, trong nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nhằm triển khai có hiệu quả các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác Mặt trận phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, Mặt trận các cấp đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo phương châm hướng mạnh về cơ sở.

Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác nắm tình hình, tập hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân được quan tâm tổng hợp và phản ánh đến cấp ủy, chính quyền các cấp để kịp thời chỉ đạo giải quyết. Mặt trận các cấp đã chủ động tham mưu, phối hợp tổ chức tốt “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” hàng năm ngày càng nền nếp, có chiều sâu, trở thành nét đẹp truyền thống, góp phần phát huy sức mạnh cộng đồng trong xây dựng đời sống văn hóa và khu dân cư.

Nhiệm kỳ qua, Mặt trận các cấp và tổ chức thành viên đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo đời sống nhân dân; kêu gọi các tầng lớp nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo, chung sức, đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền xây dựng, phát triển tỉnh nhà.

Mặt trận các cấp đã chủ trì hiệp thương, phối hợp với các tổ chức thành viên vận động Nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đóng góp trên 120,8 tỷ đồng, hiến 529.908 m2 đất, góp gần 300 ngàn ngày công lao động xây dựng các công trình dân sinh, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và đô thị.

Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 96/182 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 158 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới và 19/38 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp đã tích cực triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh; cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Nhờ đó, sự gắn kết giữa cán bộ, công chức với người dân, giữa các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện với cơ sở ngày càng chặt chẽ. Một bộ phận người dân đã không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước; nhiều gia đình tự tổ chức lao động, sản xuất hợp lý, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi tiêu hợp lý, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh...

Công tác hỗ trợ, chăm lo, giúp đỡ người nghèo, thực hiện an sinh xã hội được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, Nhân dân trong và ngoài tỉnh hưởng ứng tích cực. Trong nhiệm kỳ, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” toàn tỉnh đã vận động được 88,882 tỷ đồng để thăm hỏi, tặng quà hộ nghèo, khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán; hỗ trợ xây dựng 796 căn nhà “Đại đoàn kết” và sửa chữa 282 căn nhà; hỗ trợ vốn sản xuất, khám-chữa bệnh cho người nghèo, người già không nơi nương tựa...

Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, với tinh thần đoàn kết, sẻ chia, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp trên địa bàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần thực hiện tốt công tác phòng-chống và đẩy lùi dịch bệnh.

* P.V: Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận. Đồng chí đánh giá như thế nào về kết quả hoạt động này trong nhiệm kỳ qua?

- Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận các cấp đã thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tập trung vào những nội dung về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và những vấn đề người dân bức xúc, dư luận xã hội quan tâm. Qua hoạt động giám sát đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị các tổ chức, đơn vị liên quan xem xét, giải quyết.

Thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2-2-2018 của Ban Bí thư về giám sát MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Mặt trận các cấp đã tổ chức giám sát 121 cán bộ, đảng viên là lãnh đạo, quản lý.

Ban thường trực ủy ban Mặt trận các cấp trong tỉnh hiệp thương, thống nhất với các tổ chức chính trị-xã hội xây dựng kế hoạch và thành lập hơn 800 đoàn giám sát trực tiếp; tham gia hàng trăm cuộc giám sát với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND và các ban HĐND các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội và ban, ngành có liên quan trên các lĩnh vực.

Công tác phản biện xã hội ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức và phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức 52 hội nghị phản biện. Mặt trận và tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã phối hợp tham mưu, tổ chức hàng trăm hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, bức xúc, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Công tác phối hợp trong hoạt động tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp có nhiều đổi mới. Đã phối hợp tổ chức 117 hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, 6.871 hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND các cấp. 16.298 ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân đã được tổng hợp gửi đến các bộ, ban, ngành Trung ương và đơn vị, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan để được giải đáp. Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quan tâm củng cố, hoạt động hiệu quả hơn góp phần thực hiện dân chủ tại cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (thứ 4 từ trái sang) trao đổi với các đại biểu bên lề đại hội. Ảnh: Đ.T

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (thứ 4 từ trái sang) trao đổi với các đại biểu bên lề đại hội. Ảnh: Đ.T

* P.V: Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Mặt trận trong tình hình mới, nhiệm kỳ 2024-2029, Mặt trận các cấp trong tỉnh cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm gì, thưa đồng chí?

- Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận các cấp là hết sức quan trọng. Ngoài các nhiệm vụ đề ra tại dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, tôi nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm cần tập trung triển khai trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, tiếp tục cụ thể hóa và tổ chức tuyên truyền, triển khai sâu rộng chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy đến với Nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để kịp thời phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng; tạo điều kiện để người dân được bày tỏ chính kiến, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát, theo dõi và đôn đốc việc xử lý, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân.

Thứ hai, tăng cường công tác vận động, tập hợp và đoàn kết đồng bào các DTTS, đồng bào các tôn giáo; phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng, vận động Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tích cực xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giúp đỡ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.

Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”; cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” và việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện dân chủ; phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội. Phát huy tính tích cực, vai trò và trách nhiệm của Nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng-chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ tư, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực trong Nhân dân, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Xây dựng các mô hình, gương người tốt, việc tốt; phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến; đổi mới công tác thi đua-khen thưởng, động viên kịp thời, đúng người, đúng việc làm động lực thúc đẩy phong trào, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Thứ năm, tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện.

Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận các cấp hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức thành viên và hội đồng tư vấn, ban tư vấn, tổ tư vấn; xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

* P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.