Còn khoảng trống trong nghiên cứu truyện cổ Jrai, Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên đã gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu lý luận về về văn học dân gian ở địa phương, trong đó có truyện cổ Jrai, Bahnar còn khoảng trống đáng lưu tâm.

Jacques Dournes (1922-1993) là nhà Tây Nguyên học nổi tiếng. Khi tìm hiểu về các dân tộc thiểu số nơi đây, ông đã nhận định: “Bởi vì người Tây Nguyên, tự trong chính họ, có những điều gì đó có thể định hướng cho các nghiên cứu. Quả là họ không biết chữ, không có một văn bản hay một công trình kiến trúc nào có thể dùng làm điểm mốc. Nhưng, tự trong tâm hồn, họ có truyền thuyết cổ xưa, mà những người già vẫn hát để dạy bảo cho các thế hệ trẻ (...).

Sử thi truyền thống rất giàu những chi tiết về thời xa xưa khi người Tây Nguyên chưa sống trên rừng núi hiện nay; nó cho phép ta phục dựng lại lịch sử của họ. Là giả thuyết, đương nhiên, song mỗi đề xuất đều có truyện kể, truyền thuyết làm chỗ dựa. Đây là lịch sử của Tây Nguyên, như người Tây Nguyên kể lại” (theo “Miền đất huyền ảo”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông năm 2017, Nguyên Ngọc dịch).

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Gần đây, bên cạnh những nghiên cứu, sưu tầm khá đồ sộ về sử thi Tây Nguyên, dân ca và các thể loại khác, trong đó có truyện cổ của các dân tộc ở Tây Nguyên cũng được nhiều người chú trọng. Tuy nhiên, số lượng truyện cổ được sưu tầm, cũng như nghiên cứu sâu về loại hình này đang còn khá khiêm tốn so với các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian khác.

Tại Gia Lai, công tác sưu tầm truyện cổ, truyền thuyết dân tộc Jrai, Bahnar được sự quan tâm của các cấp, ngành cũng như nhiều cá nhân. Sách “Văn học dân gian Gia Lai” do Sở Văn hóa-Thông tin Gia Lai xuất bản năm 1996 đã công bố 23 truyện cổ Jrai và 21 truyện cổ Bahnar. Còn sách “Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên” của nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Văn Doanh công bố 23 truyện cổ Jrai, Bahnar do tác giả và các thành viên khác sưu tầm.

Riêng cố thạc sĩ Chử Anh Đào, trong công trình nghiên cứu văn học dân gian đã công bố 28 truyện cổ Jrai, Bahnar do chính anh sưu tầm trước năm 1998. Gần đây, một vài giáo viên đam mê văn hóa truyền thống cũng đã có ý thức sưu tầm truyện cổ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đơn cử như thầy giáo Ninh Văn Dậu (Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Pa) đã cùng học sinh sưu tầm, tập hợp thành tài liệu song ngữ “Truyện dân gian của người Jrai ở huyện Krông Pa, Gia Lai” phục vụ cho công tác giảng dạy văn học địa phương.

Bên cạnh đó, để khuyến khích việc sưu tầm, phổ biến các truyện cổ, truyền thuyết của các dân tộc thiểu số về vùng đất, địa danh sông, hồ, núi non... gắn với du lịch, các nhà nghiên cứu văn hóa địa phương đã có ý tưởng xuất bản truyện cổ bằng tranh vẽ nhằm phổ biến rộng rãi đến người dân và du khách. Đến nay, thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cùng nhóm cộng sự đã xuất bản một số truyện tranh như: Sự tích về Chư Đang Ya, Sự tích Kon Jrang, Sự tích Kông Kah King…

Tuy vậy, công tác nghiên cứu lý luận về về văn học dân gian ở địa phương, trong đó có truyện cổ còn có khoảng trống đáng lưu tâm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, thạc sĩ Chử Anh Đào đã có công trình nghiên cứu: “Hệ thống mô típ trong truyện cổ dân gian Jrai, Bahnar ở Gia Lai”.

Đây là công trình khoa học được đầu tư khá công phu nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo riêng của truyện cổ 2 dân tộc Jrai, Bahnar ở địa phương; qua đó thấy được sự giao lưu gặp gỡ với các dân tộc khác trong cùng một thời kỳ phát triển của lịch sử, của văn minh nhân loại.

Tháng 4-2018, tại Đắk Lắk đã diễn ra hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Sự kiện này do Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội nhân văn miền núi (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên) phối hợp với Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Tây Nguyên (Trường Đại học Tây Nguyên) tổ chức.

Hội thảo cũng đã nghe các báo cáo về công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học cổ truyền, trong đó có các loại hình truyện cổ, truyền thuyết của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên và đề ra nhiều giải pháp trong thời gian đến. Tuy nhiên, rất ít công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu về lĩnh vực này, nhất là từ truyện cổ dân gian các dân tộc ít người để nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: xã hội học, dân tộc học, đạo đức học.

Có thể bạn quan tâm

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.