Kho bản đồ cổ Việt Nam của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tìm hiểu về kho bản đồ cổ Việt Nam của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu và giá trị lịch sử của chúng.

“Đây là tấm bản đồ đầu tiên mà người Bồ Đào Nha đi trên chuyến tàu Albuquerque vẽ vào khoảng năm 1535, hoặc năm 1536 khi đến vùng cửa biển Quảng Nam, Đà Nẵng bây giờ. Tôi mua tấm bản đồ đó tại bảo tàng ở Paris, Pháp vào năm 1956, do một nhà nghiên cứu địa chất người Bồ Đào Nha giới thiệu...”, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu giới thiệu với chúng tôi về tấm bản đồ cổ trong một lần tiếp xúc tại nhà riêng của ông lúc sinh thời.

Tôi may mắn là phóng viên có nhiều lần được tiếp xúc, trò chuyện và viết về nhà sử học Nguyễn Đình Đầu gắn với những công trình, bộ sách nghiên cứu lịch sử được ông thực hiện hơn 80 năm qua. Trong gia tài của ông có những tư liệu, bản đồ cổ Việt Nam được ông sưu tầm, cất giữ từ những năm 1950. Mỗi tấm bản đồ cổ không chỉ xác định hình hài đất nước, không gian, từng địa điểm và thời gian ghi trên đó, mà giá trị lớn nhất như ông nói, đó là lịch sử, nguồn gốc của vùng đất, các vùng biển đảo nước ta và những dữ liệu địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu, dư địa chí tới chi tiết của từng vùng miền, từng địa phương trong cả nước.

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu trong một lần tiếp phóng viên Báo SGGP

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu trong một lần tiếp phóng viên Báo SGGP

Trong những lần tiếp xúc, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã nói với chúng tôi: “Tôi ghi chép, thống kê được khoảng hơn 3.000 tấm bản đồ cổ mà tôi đã sưu tập, mua lại được tại thư viện của nhiều nước trên thế giới. Hiện chỉ còn khoảng 900 tấm bản đồ được treo, cất khắp nơi trong nhà. Trong số đó có khoảng hơn 200 tấm bản đồ cổ, chủ yếu là về các vùng biển đảo Việt Nam, trong đó chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được dịch, chỉ dẫn, chú thích các cứ liệu nghiên cứu về địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thống sông ngòi… ghi trên từng tấm bản đồ. Nhiều tấm bản đồ cổ được tôi chú giải có ý nghĩa để xác định giá trị trong đầu tư nhiều dự án của TPHCM và vùng Đông Nam bộ như: Đường Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4 TPHCM, vùng sản xuất nông nghiệp…, sẽ được triển khai thực hiện tới đây. Và đặc biệt là giá trị, tiềm năng hệ thống sông rạch tự nhiên của Sài Gòn, miền Nam được TPHCM và các địa phương Đông Nam bộ đưa vào quy hoạch, xác định giá trị tiềm năng trong phát triển kinh tế, xã hội, giao thông, thương mại, nông nghiệp… trong tương lai”.

Lần gần đây nhất tôi gặp nhà sử học Nguyễn Đình Đầu là vào tháng 9-2022. Gần 2 tiếng đồng hồ trò chuyện, ông không chia sẻ về những công trình nghiên cứu, những bộ sách lịch sử đã thực hiện, mà là những điều nhiều năm qua ông chưa thực hiện được. Ông nói: “Hơn 20 năm trước, tôi được bác sĩ xác định bị viêm tuyến tụy nặng, thuộc bệnh nan y, khó chữa khỏi. Biết không thể sống được lâu, tôi đã liên hệ với ban lãnh đạo Đại học Quốc gia TPHCM lúc bấy giờ xin được giao lại một phần kho dữ liệu gồm các bộ sách, tư liệu quý về lịch sử, nặng khoảng 2 tấn. Tiếc là trong đó có khoảng hơn 1.000 tấm bản đồ cổ chưa được dịch, chú giải các cứ liệu lịch sử trên nhiều lĩnh vực trong đó”.

Một điều nữa mà nhà sử học Nguyễn Đình Đầu trăn trở chưa làm được, đó là còn hàng trăm tấm bản đồ cổ chưa được nghiên cứu, dịch sang tiếng Việt và chú giải các cứ liệu, chỉ dẫn ghi trong từng tấm bản đồ. Ông cũng nói nhiều với tôi về ý định xin được tổ chức họp báo giới về triển lãm “Bản đồ cổ Việt Nam thời Pháp thuộc”. Đây cũng là dịp như ông nói là cơ hội để trưng bày, giới thiệu đến công chúng, nhà nghiên cứu lịch sử những tấm bản đồ cổ vô giá về lịch sử Việt Nam. Sau triển lãm, ông cho biết sẽ bàn giao lại toàn bộ những tấm bản đồ cổ này và hơn 1 tấn sách là những công trình, tài liệu nghiên cứu mà ông thực hiện trong hơn 80 năm nghiên cứu lịch sử của mình cho TPHCM. “Rất nhiều những tư liệu, công trình nghiên cứu rất có giá trị về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội được tôi sưu tầm, cất giữ nhiều năm qua rất cần được giao lại cho Đảng, Nhà nước ta và thế hệ nghiên cứu khoa học nước nhà sau này, để hiện thực hóa thành những giá trị, tiềm năng cho sự phát triển trong tương lai”, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu bộc bạch tâm nguyện.

Những điều trăn trở, suy tư về những công trình, phần việc mà nhà sử học Nguyễn Đình Đầu chưa làm được rất cần thế hệ hôm nay của chúng ta gìn giữ, tiếp nối. Trong đó, vai trò và trách nhiệm lớn nhất thuộc về những nhà khoa học trẻ, những tấm lòng tâm huyết với nghiên cứu khoa học lịch sử nước nhà, để biến những giá trị trên nhiều công trình, lĩnh vực được nhà sử học Nguyễn Đình Đầu để lại thành giá trị và tiềm năng cho sự phát triển của đất nước.

Xin vĩnh biệt ông - nhà sử học đã dành trọn tình yêu và tâm huyết cho đất nước!

TIN BUỒN

Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Nhân sĩ - Nhà nghiên cứu sử học NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Sinh năm 1923 tại Hà Nội. Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Huy chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc; Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa quần chúng; Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Kỹ thuật; Giải thưởng Trần Văn Giàu, Giải thưởng Phan Châu Trinh, Giải thưởng Đại đoàn kết toàn dân tộc TPHCM; Bằng khen của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, UBND TPHCM và nhiều bằng khen, giấy khen khác. Từ trần lúc 12 giờ 55 ngày 20-9-2024. Linh cữu quàn tại số 77 đường Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM. Lễ viếng từ 8 giờ ngày 21-9-2024. Lễ truy điệu lúc 5 giờ 30 ngày 23-9-2024. Hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TPHCM.

BAN TỔ CHỨC LỄ TANG

Nhân sĩ - Nhà nghiên cứu sử học NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

1. Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM - Trưởng ban

2. Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Phó ban

3. Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM - Thành viên

4. Ông Thạch Nghi Xuân, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM - Thành viên

5. Bà Dương Thị Hồng Gấm, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 1 - Thành viên

6. Bà Trần Thị Hiền, Đảng ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Bến Thành, quận 1 - Thành viên

7. Bà Nguyễn Thị Diễm Trang, đại diện gia đình - Thành viên

Theo HOÀI NAM (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.