Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.

Ngày nay, thị trường với nhiều đồ chơi nhập ngoại, những chiếc lồng đèn truyền thống dần bị lãng quên nhưng nghệ nhân Trần Thanh Tùng vẫn giữ gìn nghề làm đèn ông sao. Trong ngày 7-9, ông Tùng được Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi mời về hướng dẫn cho hơn 200 em học sinh làm lồng đèn truyền thống trong chương trình giáo dục, trải nghiệm “Vẽ tranh, làm lồng đèn cùng nghệ nhân”. Qua đây, học sinh biết thêm về câu chuyện của người nghệ nhân giữ nghề truyền thống.

Nghệ nhân Trần Thanh Tùng hướng dẫn học sinh làm đèn ông sao

Nghệ nhân Trần Thanh Tùng hướng dẫn học sinh làm đèn ông sao

Nguyên vật liệu làm đèn ông sao khá đơn giản, gồm tre nứa, giấy bóng kính màu, keo dán, dây thép, cây đay làm cán. Để làm một chiếc đèn ông sao phải trải qua nhiều công đoạn. Ông Tùng cho biết, ngày xưa phải đi mua tre nứa về, chia thành các đoạn rồi ngâm dưới ao để đảm bảo độ dẻo, nhẹ, cong mà không bị gãy khi uốn chiếc lồng đèn. Cây đay làm cán phải được nhuộm màu, phơi nhiều nắng để vừa nhẹ vừa đẹp. “Ngày xưa, keo dán cũng được làm bằng cách truyền thống từ bột gạo, còn bây giờ dùng keo dán công nghiệp”, ông kể.

Những chiếc lồng đèn ông sao vẫn là món quà rất đặc biệt, đem lại niềm vui ngày Tết Trung thu

Những chiếc lồng đèn ông sao vẫn là món quà rất đặc biệt, đem lại niềm vui ngày Tết Trung thu

Ông Tùng tỉ mỉ chỉ dạy các em nhỏ uốn nắn từng thanh tre để làm một chiếc lồng đèn ông sao. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn các em làm lồng đèn trống, lồng đèn tròn…

Ông Tùng chia sẻ: “Tôi là truyền nhân thứ 3 làm lồng đèn truyền thống trong gia đình. Không gắn pin, không tiếng nhạc vui tai nhưng những chiếc lồng đèn được làm thủ công vẫn có sức hút riêng. Với tôi, gắn bó với nghề làm lồng đèn giấy kính không chỉ gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, mà còn mang lại niềm vui cho trẻ em mỗi mùa Trung thu đến”.

Em Nguyễn Bá Hữu Minh (lớp 6A1, Trường THCS Nguyễn Nghiêm, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em trải nghiệm làm một chiếc lồng đèn, em rất vui khi được gặp nghệ nhân và biết về nghề làm lồng đèn truyền thống ở Thu Xà, Quảng Ngãi”.

Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Chí Thanh cho biết: “Hoạt động trải nghiệm làm lồng đèn cùng nghệ nhân nhằm mục đích tạo sân chơi bổ ích, lý thú cho học sinh trong dịp Tết Trung thu. Qua đó, phát triển kỹ năng sáng tạo, khéo léo, tinh thần đoàn kết cho học sinh. Đồng thời, các em được tìm hiểu, khám phá về nét đẹp trong văn hóa truyền thống Tết Trung thu”.

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

(GLO)- Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những đội cồng chiêng “nhí” ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) không chỉ là kế thừa mà còn trở thành nhịp cầu nối dài mạch nguồn văn hóa truyền thống, để hồn cốt dân tộc tiếp tục sống mãi qua từng thế hệ.

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.