Anh Rinh tâm huyết giữ nghề đan lát truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Không chỉ đam mê nghề đan lát truyền thống của dân tộc, anh Rinh (làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực truyền nghề cho dân làng và hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm để tăng thu nhập.

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi sau khi làm rẫy về, anh Rinh lại ngồi trước hiên nhà hoàn thiện công đoạn cuối cùng của chiếc gùi. Anh Rinh cho biết, anh học đan gùi từ năm 11 tuổi. Khi thấy anh chăm chú nhìn người làng đan gùi, người chú đã quyết định truyền lại nghề đan gùi cho anh.

“Ban đầu, chú dạy mình cách chọn lồ ô, tre, nứa... Sau đó là cách vót nan. Khi đã thành thạo, chú chỉ cho mình từng công đoạn đan gùi. Thời gian đầu, mình làm chưa quen nên đôi tay hay bị phồng rộp. Sau này, khi đã thành thạo, mình lại thấy bình thường. Sau khoảng 1 tháng, mình hoàn thành được 1 chiếc gùi nhỏ. Tuy không đẹp nhưng khi ấy mình vui lắm”-anh Rinh tâm sự.

Anh Rinh tham gia trưng bày sản phẩm tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2022. Ảnh: N.H

Anh Rinh tham gia trưng bày sản phẩm tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2022. Ảnh: N.H

Cũng theo anh Rinh, vì đam mê với nghề đan gùi nên anh tiếp tục dành thời gian học hỏi thêm những người lớn tuổi trong làng về kỹ thuật để làm được những chiếc gùi đẹp, đặc biệt là cách phối màu, trang trí hoa văn, họa tiết nhằm tạo sự sắc sảo, tinh tế cho sản phẩm. Nhờ vậy, tay nghề của anh ngày càng được nâng lên. Từ chỗ chỉ đan những vật dụng đơn giản như: rổ, rá, gùi, dần dần, anh đan được những sản phẩm khó như: túi xách, lọ hoa...

Theo anh Rinh, để có được 1 chiếc gùi đẹp và bền chắc cần phải mất nhiều thời gian và công đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Đặc biệt, phải chọn những cây tre, lồ ô thẳng, có lóng dài, không quá già và cũng không quá non; tầm khoảng 2 năm tuổi là tốt nhất. Trong quá trình đan gùi phải đan từ đáy trước, sau đó mới đan phần thân. Ở mỗi công đoạn, người đan phải bẻ nan sao cho phù hợp với từng hoa văn.

Với kỹ thuật đan khéo léo, các sản phẩm của anh Rinh làm ra có hoa văn phong phú, bền đẹp. Một số khách hàng từ tỉnh Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh đã tìm đến đặt mua. Đặc biệt, anh còn đưa sản phẩm bày bán tại các hội chợ trong tỉnh. Nhờ vậy, những năm gần đây, khách hàng đặt mua sản phẩm đan lát của anh ngày càng tăng. “Bình quân mỗi ngày, tôi đan được 1 chiếc gùi. Mỗi tháng, tôi thu về trên 12 triệu đồng”-anh Rinh vui vẻ khoe.

Hiện nay, anh Rinh đã trở thành một trong những nghệ nhân đan lát có tiếng ở xã Ia Pết. Anh còn được bầu làm Tổ trưởng tổ đan lát xã Ia Pết. Trong vai trò này, anh tích cực hướng dẫn các thành viên nâng cao kỹ thuật đan lát, tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra, anh cũng thường xuyên truyền đạt kỹ thuật đan gùi cho người thân trong gia đình và thế hệ trẻ của làng Ngơm Thung. Anh Hyoi chia sẻ: Nhờ anh Rinh hướng dẫn, các thành viên Tổ đan lát của xã đã đan gùi đẹp hơn.

Trao đổi với P.V, anh Lê Văn Bài-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Pết-nhận xét: Anh Rinh là người nổi tiếng đan lát giỏi ở xã. Các sản phẩm của anh nhiều lần được chọn trưng bày tại các sự kiện văn hóa của địa phương. Đặc biệt, không chỉ nâng cao tay nghề, tăng thu nhập cho gia đình, anh Rinh còn tích cực hỗ trợ người dân trong xã về kỹ thuật đan lát cũng như tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.