Nỗ lực đổi mới cho các sản phẩm đan lát truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với tạc tượng, dệt thổ cẩm thì trình diễn và trưng bày các sản phẩm đan lát truyền thống cũng là hoạt động thu hút sự quan tâm của du khách trong khuôn khổ Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023. Điểm nổi bật là cùng với các sản phẩm quen thuộc như gùi, rổ, nong, nia, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm đan lát, có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Vợ chồng ông Hmễ và bà Prớp (làng Bok Ayol, xã Hà Ra, huyện Mang Yang) tỉ mỉ chuốt từng nan tre nhỏ xíu để làm ra những chiếc túi xách thời trang. Ảnh: Phương Vi

Vợ chồng ông Hmễ và bà Prớp (làng Bok Ayol, xã Hà Ra, huyện Mang Yang) tỉ mỉ chuốt từng nan tre nhỏ xíu để làm ra những chiếc túi xách thời trang. Ảnh: Phương Vi

Dưới tán cây xanh mát trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh, vợ chồng ông Hmễ và bà Prớp (làng Bok Ayơl, xã Hà Ra, huyện Mang Yang) tỉ mỉ chuốt từng nan tre nhỏ xíu. Trước mặt ông Hmễ là những bó sợi tre mảnh đã được nhuộm màu và 2 chiếc khuôn gỗ để làm túi xách thời trang. Trên giàn, 3 chiếc túi xách có kích thước khoảng 20x7x15cm được trưng bày, khẽ đung đưa trong gió. Thoạt nhìn, không nhiều người nhận ra đó là một sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công bằng tre bởi từ màu sắc đến đường nét, kiểu dáng của túi rất hiện đại, trẻ trung, đẹp mắt. Chiếc quai cầm đan bằng sợi mây khéo léo, tạo nét điệu đà cho chiếc túi.

Bằng kỹ thuật điêu luyện, những chiếc túi xách tre đan cũng mang vẻ đẹp hiện đại, nữ tính. Ảnh: Phương Vi

Bằng kỹ thuật điêu luyện, những chiếc túi xách tre đan cũng mang vẻ đẹp hiện đại, nữ tính. Ảnh: Phương Vi

Ông Hmễ chia sẻ: “Những chiếc túi này đều là do tôi tự đan. Vợ tôi thì phụ vuốt nan tre và may lót bên trong để có thể đựng được các vật dụng”. Theo ông Hmễ, so với đan gùi truyền thống thì để làm ra một chiếc túi như vậy mất nhiều thời gian hơn vì đòi hỏi sự tỉ mỉ, độ chính xác cao hơn. Nhất là những góc cạnh cần phải bo tròn cho thật đều đặn, cân đối. Cũng bởi sự tỉ mỉ, kỳ công, mà mỗi chiếc túi được bán ra với giá thành khá cao, từ 700.000-800.000 đồng/chiếc. “Từ trước đến nay mình làm được hơn 30 chiếc túi như thế này rồi, cũng đã bán được vài cái. Hy vọng là sắp tới sẽ có nhiều người biết đến hơn và ủng hộ mình”-ông Hmễ vui vẻ nói.

Những chiếc túi xách được phối màu tinh tế, đẹp mắt, hợp thời trang. Ảnh: Phương Vi

Những chiếc túi xách được phối màu tinh tế, đẹp mắt, hợp thời trang. Ảnh: Phương Vi

Vừa cặm cụi để nhanh chóng hoàn thành chiếc nón lá ở gian trưng bày kế bên, anh Si (làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang) tâm sự: Từ năm 14 tuổi, mình đã theo người già trong làng học đan lát. Lúc đấy là tự mình chủ động xin các già dạy cho. Nhưng ngày xưa mọi người chỉ đan gùi, nong, nia, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Nếu muốn sống được với nghề đan lát, mình phải làm nhiều sản phẩm mới hơn, phù hợp hơn với thực tế”.

Anh Si tỉ mỉ hoàn thiện cho một chiếc nón bằng tre. Ảnh: Phương Vi

Anh Si tỉ mỉ hoàn thiện cho một chiếc nón bằng tre. Ảnh: Phương Vi

Vali, bàn trà, nón, trâm cài tóc… là những sản phẩm mà anh Si đã nỗ lực nâng tầm cho nghề truyền thống của dân tộc. Vẫn là những nan tre thân thuộc chuốt tỉ mỉ, cận thận nhưng khi “chuyển thể” thành chiếc nón hay vali lại mang một giá trị khác hẳn. Anh Si bật mí: “Để làm ra chúng, mình đã mất 2 năm để học từ Youtube về kỹ thuật đan mây tre của Nhật Bản. Cái khó nhất là tạo góc cho sản phẩm bởi nan tre khi khô nếu uốn cong quá sẽ dễ bị gãy gập. Vì thế, mình cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện kỹ thuật. Làm một chiếc vali, cái bàn trà có thể mất đến 2 tháng ròng rã. Chiếc nón thì đơn giản hơn một chút”.

Sự đổi mới trong tư duy giúp thủ công đan lát ngày càng có thêm sức sống, gia tăng giá trị. Ảnh: Phương Vi

Sự đổi mới trong tư duy giúp thủ công đan lát ngày càng có thêm sức sống, gia tăng giá trị. Ảnh: Phương Vi

Với giá bán từ 150.000 đồng cho một chiếc nón tre vừa đẹp vừa chắc chắn hay 500.000 đồng/chiếc bàn trà, 1,2 triệu đồng cho cái vali, anh Si cũng như vợ chồng ông Hmễ đang từng ngày nâng cao giá trị cho những sản phẩm thủ công “sinh ra từ làng”. Bên cạnh mục đích kiếm thêm thu nhập, đáng mừng là tất cả những sự đổi mới này đều xuất phát từ trăn trở giữ gìn nghề truyền thống cũng như muốn thế hệ tiếp nối trong làng có thể yêu và giữ nghề, sống được với nghề. Anh Si tâm sự: “Bây giờ trong làng chỉ có mình là đan được những sản phẩm này. Mình cũng đã rủ một vài người cùng tập làm, mình sẽ hướng dẫn miễn phí, sản phẩm làm ra nếu bán có tiền thì sẽ cho họ hết nhưng họ vẫn chưa muốn học. Mình cũng sẽ tiếp tục kêu gọi, người này không được thì nói người khác, làm sao để giữ được nghề truyền thống của dân tộc”.

Cùng với các sản phẩm đan lát truyền thống, những nghệ nhân đang nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ảnh: Phương Vi

Cùng với các sản phẩm đan lát truyền thống, những nghệ nhân đang nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ảnh: Phương Vi

Còn với ông Hmễ, ông đan được túi xách cũng là nhờ học từ một người trong làng. Vì thế, mỗi khi đan lát, chuốt nan, ông đều gọi đứa cháu đến ngồi cùng. Ông hy vọng rằng bằng cách như thế, ông sẽ truyền đạt, bồi đắp dần tình yêu, niềm khao khát muốn gắn bó và phát triển nghề truyền thống cho thế hệ mai sau.

Có thể bạn quan tâm

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

null