Nghi lễ độc đáo dịp Rằm tháng 7 ở các nước châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rằm tháng 7 Âm lịch được coi là ngày dành cho người âm. Theo quan niệm của nhiều quốc gia châu Á, mỗi nước có những nghi lễ khác nhau vào dịp này. 

Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, tháng 7 Âm lịch là thời gian mở cổng địa ngục, các linh hồn trở về dương gian.

Rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là lễ Vu lan hay Tết Trung Nguyên. Vào ngày này, người Trung Quốc sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn.

Phật tử ở Trung Quốc tổ chức lễ Vu lan từ ngày 15 đến 30 tháng 7 Âm lịch.
Phật tử ở Trung Quốc tổ chức lễ Vu lan từ ngày 15 đến 30 tháng 7 Âm lịch.

Trên mâm cúng của người Hoa ngày nay, nhất định không thể thiếu món dưa, cùng hoạt động đặc sắc nhất là thả đèn lồng hoa sen dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ.

Trong ngày Tết Trung Nguyên, chư tăng thường tổ chức lễ cầu nguyện cho người quá cố. Một số nghi thức không thể thiếu là hóa vàng mã, biểu diễn nghệ thuật cho những linh hồn và thả hoa đăng xuống sông hồ để cầu an, dẫn đường cho các linh hồn trở về cõi âm.

Lễ cô hồn của Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng với phong tục thả đèn hoa đăng, với mong muốn đèn sẽ soi sáng đường cho những oan hồn dưới nước.

Họ quan niệm thả đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc. Từ chiều 14 tháng 7 Âm lịch, hoạt động diễu hành trên các xe hoa, biểu diễn nghệ thuật đường phố, múa lân… thu hút sự quan tâm của người dân.

Vào dịp Rằm tháng 7, các gia đình Đài Loan (Trung Quốc) chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Các nhà sư cầu nguyện cho người thân qua đời, linh hồn những người không có con cháu.

Nghi lễ trong ngày Rằm tháng 7 ở Singapore được gìn giữ trong cộng đồng người Hoa. Người dân kiêng huýt sáo, chụp ảnh, treo quần áo bên ngoài nhà, hoặc đi ngoài đường ban đêm trong tháng 7 Âm lịch.

Người Hoa ở Singapore cho rằng bơi lội trong tháng này có thể gặp nguy hiểm. Theo quan niệm về kiếp luân hồi, những linh hồn sẽ lang thang tại các ao hồ.

Một ngôi chùa ở Hàn Quốc làm lễ Vu lan.

Một ngôi chùa ở Hàn Quốc làm lễ Vu lan.

Ở vùng nông thôn Hàn Quốc, Rằm tháng 7 âm lịch được gọi là Bách Trung hay Bách chủng, tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc. Dân gian coi đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Người Hàn Quốc cũng gọi dịp này là Lễ Trung Nguyên hoặc Vu lan bồn như người Hoa.

Người dân sẽ tổ chức diễu hành với trang phục Hanbok truyền thống, tay cầm gậy nhằm xua đuổi tà thần và cầu xin một vụ mùa mới may mắn, không bị cô hồn quấy phá.

Người Nhật Bản tổ chức lễ hội Phật giáo Obon để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, nguồn cội, kéo dài từ 13 đến 15 tháng 7 Âm lịch. Trong 3 ngày của sự kiện này, người Nhật tin rằng tổ tiên trở về với con cháu. Người dân tổ chức lễ hội, bày biện các món ăn và nhảy múa để chào đón những người thân quá cố, rồi tiễn đưa họ về thế giới bên kia trong đêm cuối cùng.

Trong lễ hội Obon, người dân mặc trang phục truyền thống, cùng nhau đi dạo ngoài trời hay chơi các trò chơi dân gian.

Trong lễ hội Obon, người dân mặc trang phục truyền thống, cùng nhau đi dạo ngoài trời hay chơi các trò chơi dân gian.

Lễ hội Obon là một truyền thống Phật giáo kết hợp với Nho giáo tại Nhật Bản, dựa trên các quan điểm về ngạ quỷ và thế giới bên kia. Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 âm lịch là bánh đón linh hồn, ngày 14 là một loại bánh làm từ bột gạo, ngày 15 là bún làm bằng bột mì và ngày 16 là bánh tiễn linh hồn.

Theo Thu An (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.