Trưng bày 'kỳ quan' cổ vật tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sáng 26.8 tại bảo tàng sẽ khai mạc trưng bày chuyên đề Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ các nền văn hóa, giới thiệu đến công chúng hơn 150 hiện vật tiêu biểu, là những "kỳ quan" đặc sắc của bảo tàng.

Các hiện vật được sắp xếp theo 4 chủ đề chính:

Nghệ thuật Ấn Độ ở Đông Nam Á: Điểm nhấn là các loại tượng thờ, phù điêu trang trí mang ảnh hưởng của 2 tôn giáo lớn là Hindu giáo và Phật giáo. Các hiện vật này thể hiện nét mỹ thuật trên chất liệu đá và kim loại, thuộc văn hóa Champa, văn hóa Óc Eo và một số nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan. Bên cạnh đó, nhóm chủ đề còn có một số hiện vật khác: đồ tế lễ bằng đồng, trang sức bằng vàng, bộ tranh khắc gỗ miêu tả sử thi Ramayana trong văn hóa Ấn Độ.

Một số cổ vật trưng bày tại triển lãm

Một số cổ vật trưng bày tại triển lãm

Mỹ thuật Trung Quốc: Giới thiệu mỹ thuật trên gốm và mỹ thuật trên chất liệu ngà.

Mỹ thuật Việt Nam: Đi sâu giới thiệu về mỹ thuật trên đồ đồng với 2 nhóm hiện vật chính là nhóm cổ khí được làm dưới triều vua Minh Mạng với các loại đồ thờ cúng có khắc bài minh bằng chữ Hán; nhóm hiện vật đồng tam khí với các bức tượng Phật, đồ thờ cúng và đồ gia dụng mang nét đặc trưng của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam. Ngoài ra, còn có các đồ gốm kích thước lớn vốn được sử dụng trong cung đình triều Nguyễn trước đây.

Mỹ thuật Nhật Bản: Điểm nhấn của chủ đề này chính là nhóm hiện vật thuộc dòng gốm mỹ thuật Satsuma vang danh vào thế kỷ 17.

Đặc biệt, triển lãm có nhiều hiện vật đã từng xuất hiện trong các bưu ảnh xưa về bảo tàng (tiền thân của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM là Bảo tàng Pacha Da Lagos, khánh thành năm 1929) và một số bộ sưu tập quý hiếm lần đầu được ra mắt công chúng. Tất cả gợi nhớ về một bảo tàng đầu tiên của vùng đất Sài Gòn - TP.HCM, nơi vinh dự được trao gửi sứ mệnh cao quý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trưng bày diễn ra từ ngày 26.8 đến hết ngày 31.10.

Theo Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.