Puih Bơn: Người đam mê nhạc cụ truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng sự đam mê cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Puih Bơn (làng Pleiku Roh, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) đã góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua việc biểu diễn và chế tác các loại nhạc cụ truyền thống.

Quá trưa nhưng anh Siu Thưm và anh Bơn vẫn miệt mài hoàn thiện chiếc đàn t’rưng để chiều giao cho khách hàng như đã hẹn. Bên hiên nhà ngổn ngang máy cắt, máy khoan và các ống tre nứa đủ kích cỡ. Tạo và chỉnh âm thanh là công đoạn quan trọng trong quá trình chế tác nhạc cụ dân tộc. Vì vậy, cả 2 đều tập trung cao độ.

Anh Bơn dùng chiếc dao sắc lẹm vạt chéo một nửa chiếc ống nứa, cẩn thận gọt giũa phần miệng ống, thỉnh thoảng thổi rồi gõ nhẹ để cảm nhận âm thanh. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần với tất cả các ống nứa, mục đích là tìm ra âm thanh chuẩn cho đàn.

Anh Puih Bơn thường xuyên tham gia biểu diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc tại các hội thi, liên hoan văn nghệ (ảnh nhân vật cung cấp).

Anh Puih Bơn thường xuyên tham gia biểu diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc tại các hội thi, liên hoan văn nghệ (ảnh nhân vật cung cấp).

Từ nhỏ, anh Bơn đã mê nhạc cụ truyền thống và bố là người thầy đầu tiên dạy anh chơi đàn goong. Nhưng ngoài đàn goong, ông không biết chơi các nhạc cụ khác. Vì vậy, để thỏa niềm đam mê, anh phải tự mày mò, tìm hiểu. Đến năm 17 tuổi, niềm đam mê ấy mới thật sự bùng cháy khi anh Siu Thưm-một người yêu văn hóa dân tộc, có thể chơi và chế tác nhiều loại nhạc cụ truyền thống đến ở rể gần nhà. Như bị mê hoặc bởi âm thanh phát ra từ các nhạc cụ truyền thống, anh Bơn đã xin theo học.

Qua anh Siu Thưm, anh Bơn biết đến Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih (làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) và tìm đến học hỏi thêm kỹ năng, kỹ thuật chế tác một số nhạc cụ truyền thống. Được các thế hệ đi trước trao truyền cộng với năng khiếu, niềm đam mê, trong thời gian ngắn, anh Bơn có thể chơi, chế tác nhiều loại nhạc cụ truyền thống.

“Bơn có năng khiếu nên tiếp thu rất nhanh. Trong vòng 1 tháng, Bơn đã có thể chơi được nhiều loại và chế tác được nhạc cụ. Có được những người đồng điệu như thế mình rất mừng! Mỗi khi nhận đơn đặt hàng chế tác nhạc cụ hoặc nhận các show biểu diễn, mình đều gọi Bơn cùng tham gia”-anh Thưm cho biết.

Đến nay, anh Bơn đã có hơn 10 năm theo đuổi nghề chế tác nhạc cụ truyền thống dân tộc. Các nhạc cụ anh chế tác như: đàn goong, t’rưng, k’lông pút, sáo nứa, chuông gió... được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm mua.

Anh Bơn bày tỏ: “Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và phải đặt trọn tâm tư, tình cảm. Vì chỉ cần một chút lơ là, mất tập trung hoặc dùng lực quá nhiều, các ống tre, nứa sẽ bị nứt, gãy thì coi như uổng phí”.

Anh Bơn (người đánh trống) tham gia Đoàn nghệ nhân Pleiku tham gia biểu diễn đường phố nhân Tuần Văn hóa Du lịch Gia Lai 2023 (ảnh nhân vật cung cấp).

Anh Bơn (người đánh trống) tham gia Đoàn nghệ nhân Pleiku tham gia biểu diễn đường phố nhân Tuần Văn hóa Du lịch Gia Lai 2023 (ảnh nhân vật cung cấp).

Nói rồi, anh Bơn giới thiệu cho chúng tôi từng chiếc ống nứa ở trước mặt. Đây là những ống nứa của chiếc đàn t’rưng còn dang dở. Theo anh Bơn, để làm ra 1 chiếc đàn t’rưng trước hết phải chọn cho được cây nứa già, thân thẳng, không bị nứt; chặt các ống nứa theo từng đốt theo nhu cầu, sau đó hong khô trên giàn bếp trước khi chế tác.

Các ống nứa càng khô thì âm thanh khi gõ càng vang; ngược lại, ống nứa chưa đủ độ khô thì âm thanh sẽ nhanh bị lạc nhịp. Hiện tại, đàn t’rưng là một trong những nhạc cụ được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Điều khiến anh Bơn vui hơn là bản thân được sống với đam mê và có nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống. Ngoài chế tác nhạc cụ truyền thống tại cơ sở của anh Thưm, anh Bơn còn tham gia chế tác tại cơ sở của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Anh Bơn cũng tích cực tham gia biểu diễn nhạc cụ truyền thống tại các hội thi, liên hoan và cùng người già, thanh niên trong làng truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Em Puih Hữu (làng Pleiku Roh) vui vẻ nói: “Hè năm nào tụi em cũng qua nhà chú Siu Thưm để học chơi các loại nhạc cụ. Ở đây có nhiều loại nhạc cụ và các anh, các chú chỉ dạy rất nhiệt tình. Em cũng muốn theo học và biết chế tác nhạc cụ như anh Bơn để tham gia biểu diễn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Anh Bơn chia sẻ thêm, bản thân xác định gắn bó lâu dài với công việc chế tác nhạc cụ truyền thống dân tộc, do đó anh sẽ luôn nỗ lực học hỏi để mỗi nhạc cụ khi trao đến tay người sử dụng có âm thanh chuẩn xác và ngày càng tinh xảo.

Anh Thịnh Thương Tín-Bí thư Đoàn phường Yên Đỗ: Anh Puih Bơn vừa có khả năng biểu diễn, vừa chế tác nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Anh là một trong những nhân tố nòng cốt trong đội cồng chiêng của làng và phong trào văn hóa-văn nghệ tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Xu hướng "hóng drama" (theo dõi, bàn luận về các vụ bê bối, tranh cãi, tiêu cực trên mạng xã hội) ngày càng phổ biến. Những nội dung thiếu kiểm chứng, không học thuật, không giáo dục, không định hướng đã và đang "hớp hồn" người trẻ.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Giá trị của sự tinh tế

Giá trị của sự tinh tế

(GLO)- Khi tiếp xúc với người tinh tế, chúng ta luôn có cảm giác thật dễ chịu. Một lời động viên đúng lúc, một sự góp ý chân thành, một ánh nhìn cảm thông, một cử chỉ lịch thiệp… chắc chắn sẽ đem đến cho cuộc sống này những điều thật đẹp đẽ.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.