Dòng tranh Đông Dương vẫn chiếm ưu thế trên sàn đấu giá quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuối tháng 1.2025, nhà đấu giá Sotheby's tổ chức họp báo công bố kết quả kinh doanh năm 2024.

Với tổng doanh thu 6 tỉ USD trong năm 2024, Sotheby's giữ vững vị thế tập đoàn đấu giá lớn nhất thế giới. Tranh Đông Dương vẫn là những tác phẩm giá trị, được các nhà sưu tập săn lùng nhiều trong năm 2024.

Năm 2024, cổng đấu giá trực tuyến Drouot bán bức Hai người phụ nữ của Lê Phổ với giá 259.000 USD (6,4 tỉ đồng); Mẹ và con của Mai Trung Thứ giá 70.000 USD (1,75 tỉ đồng); Áo dài xanh của Mai Trung Thứ giá 65.500 USD (1,63 tỉ đồng).

Tranh Đông Dương vẫn là phân khúc hút thanh khoản mạnh nhất (90%) cho nghệ thuật VN trên các sàn đấu giá thế giới. Bên cạnh đó, cũng đã có sự xuất hiện đều đặn của những tên tuổi thế hệ họa sĩ thời kháng chiến (Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân), hậu hiện đại (Nguyễn Trung, Đặng Xuân Hòa) và đương đại (Trương Tân), tạo tiền đề cho bước đầu xây dựng những phân khúc này.

Bức sơn mài Mẹ và con nằm ngủ ở bìa rừng của Alix Aymé có giá 267.000 USD. Ảnh: SOTHEBY’S
Bức sơn mài Mẹ và con nằm ngủ ở bìa rừng của Alix Aymé có giá 267.000 USD. Ảnh: SOTHEBY’S

Trong các năm qua, các bức tranh Đông Dương do nhà Sotheby's và Christie's bán đấu giá cao nhất có thể kể đến: Chân dung cô Phương của Mai Trung Thứ - giá 3,11 triệu USD (79 tỉ đồng) - Sotheby's năm 2021; Gia đình trong vườn của Lê Phổ - giá 2,37 triệu USD (60,4 tỉ đồng) - Sotheby's năm 2021; Dáng hình trong vườn của Lê Phổ - giá 2,29 triệu USD (58 tỉ đồng) - Sotheby's năm 2022; Thiếu nữ đội nón lá bên sông của Mai Trung Thứ - giá 1,57 triệu USD (38 tỉ đồng) - Sotheby's năm 2021; Những cô thợ may của Nguyễn Phan Chánh - giá 1,39 triệu USD (35,4 tỉ đồng) - Christie's năm 2020.

Giám đốc điều hành Sotheby's tại VN kiêm giám tuyển Ace Lê nhận định: "So với mặt bằng chung, thị phần tranh VN tại Sotheby's đạt kết quả tốt hơn, với tỷ lệ bán 90% trở lên. Trong phiên đấu giá tháng 1.2025 vừa rồi tại Sotheby's Singapore, dòng tranh Đông Dương có tỷ lệ bán 100%".

Bức sơn dầu Người hát dân ca của Nguyễn Phan Chánh có giá 1,06 triệu USD. Ảnh: SOTHEBY’S
Bức sơn dầu Người hát dân ca của Nguyễn Phan Chánh có giá 1,06 triệu USD. Ảnh: SOTHEBY’S
Bức tranh lụa Tâm sự (Confidence) của Lê Phổ đạt hơn 600.000 USD (15,3 tỉ đồng). Ảnh: SOTHEBY’S
Bức tranh lụa Tâm sự (Confidence) của Lê Phổ đạt hơn 600.000 USD (15,3 tỉ đồng). Ảnh: SOTHEBY’S
Giám đốc điều hành Sotheby’s tại VN kiêm giám tuyển Ace Lê. Ảnh: NVCC
Giám đốc điều hành Sotheby’s tại VN kiêm giám tuyển Ace Lê. Ảnh: NVCC

Giám tuyển Ace Lê thông tin thêm: "Trong năm 2024, một số lô nổi bật mà tôi rất tự hào được góp một phần trong đội ngũ chuẩn bị đấu giá tại Sotheby's Paris, bao gồm bức sơn dầu Người hát dân ca (Les Chanteuses de Campagne) của Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1930 - trở thành tác phẩm mỹ thuật Việt đầu tiên trong năm vượt mốc triệu USD (1,06 triệu USD, khoảng 27 tỉ đồng). Bức tranh lụa Tâm sự (Confidence) của Lê Phổ vẽ từ 1941 - 1942 đạt hơn 600.000 USD (15,3 tỉ đồng) tại Sotheby's Hồng Kông. Bức sơn mài Mẹ và con nằm ngủ ở bìa rừng (Mère et Fille Allongées à L'Orée d'un Bois) của Alix Aymé vẽ khoảng năm 1960 giá 267.000 USD (6,8 tỉ đồng) tại Sotheby's Singapore, vượt xa giá ước tính. Bà Aymé từng là giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, góp phần chấn hưng nghệ thuật sơn mài VN".

Cũng theo giám tuyển Ace Lê, dòng tranh Đông Dương vẫn là phân khúc thu hút các nhà đầu tư, nhà sưu tập giống như các năm trước đây và dự đoán vẫn diễn ra trong tương lai gần của vài năm tới. "Đó là do các tác phẩm Đông Dương đã trải qua phép thử thời gian với lịch sử giao dịch mạnh", Ace Lê nói.

Theo Đỗ Tuấn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.