Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Sau kỳ nghỉ Tết, các em học sinh lớp 12 sẽ bước vào một cuộc đua đầy cam go, đưa ra những quyết định quan trọng về việc chọn nghề, chọn trường. Và, câu hỏi quen thuộc được đặt ra là: Làm thế nào để có thể chọn được một ngành học phù hợp hay nói cách khác là làm sao để không chọn nhầm nghề?

chon-sai-nganh1.png
Ảnh minh họa.

Hiểu một cách đơn giản thì chọn nhầm nghề là chọn phải nghề không hợp với tính cách và năng lực của bản thân. Hậu quả của việc chọn nhầm nghề là người học sẽ không có động lực để học tập, không theo đuổi ngành học hiệu quả, dễ bỏ dở giữa chừng, không theo kịp được lượng kiến thức của ngành học. Nhiều bạn trẻ cố gắng học cho qua môn, học “tàng tàng” để đủ điểm ra trường rồi “vật vờ” tìm việc. Nhiều trường hợp đi làm rồi mới thấy mình học sai ngành, làm nhầm nghề.

Vì vậy, việc chọn đúng nghề ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Vậy, làm thế nào để học sinh có thể có những lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp?

Đối với người học, cần xác định rõ được bản thân và mong muốn của mình trong việc chọn nghề. Trước hết là trả lời cho các câu hỏi: Bạn là ai, bạn muốn gì, bạn cần có những gì để đạt được mong muốn đó và bạn sẽ thực hiện nó như thế nào?

Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Anh Bình-Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP. Hồ Chí Minh-cho rằng: “Để học sinh có những định hướng đúng trong chọn nghề, các em cần xác định được sở thích, đam mê của bản thân. Điều tiếp theo là phải xác định được năng lực bản thân. Sau đó, hãy chọn những thứ nằm trong khả năng, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thật sự tự tin và thoải mái. Các bạn cũng cần xem xét nhu cầu nhân lực xã hội và cân nhắc về điều kiện, hoàn cảnh gia đình”.

Hiện nay có hơn 2.000 ngành nghề khác nhau. Nhưng bạn yêu thích nghề gì, mong muốn được làm công việc gì để phát huy được hết năng lực của bạn? Chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, đam mê sẽ giúp bạn không bị nản chí, bỏ cuộc, dù gặp khó khăn, thử thách hay áp lực và từ đó bạn mới có thể phát triển tài năng trọn vẹn hơn. Do vậy, hãy đi theo con đường mà mình đam mê và nỗ lực làm việc chăm chỉ để hiện thực hóa những ước mơ.

Nhu cầu của xã hội cũng là một yếu tố quan trọng trong việc học sinh cân nhắc về ngành học của mình. Một công việc được cho là dễ kiếm khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có. Nếu trong những năm tiếp theo, ngành nào được đánh giá là có nhu cầu tuyển dụng cao thì học nghề đó được xem là dễ xin việc.

Một điều quan trọng có sự ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa ngành nghề theo học là vấn đề tài chính. Bởi lẽ, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì vậy, việc chọn ngành nghề và trường học sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí cần được lưu ý trước tiên.

Nếu bạn không xác định được đam mê hay sở trường cụ thể thì hãy thử tìm đến những bài khảo sát đáng tin cậy về tính cách và năng lực bản thân để hiểu hơn về chính mình. Hiện nay, trắc nghiệm tính cách John Holland đang được ứng dụng rất phổ biến trong công tác hướng nghiệp bởi sự đơn giản, dễ làm, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện giáo dục tại Việt Nam.

Đây cũng là bài test được Edutas (một tổ chức hướng nghiệp quốc tế) sử dụng chính thức trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Và nếu các bài trắc nghiệm cũng không cho bạn câu trả lời thỏa mãn, tham vấn trực tiếp với các chuyên gia tư vấn định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn khai thác sâu hơn các tiềm năng của bản thân, đồng thời giúp bạn có một lộ trình rõ ràng hơn để tiến tới công việc lý tưởng.

Hãy mạnh dạn đương đầu với thử thách để có cơ hội trải nghiệm và hoàn thiện bản thân. Sau khi đã có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết ở mức vừa đủ, hãy nhìn lại những gì mình có và tìm ra đáp án cho 3 chữ: G (gifts-tài năng), P (passion-đam mê) và V (values-giá trị của bản thân). Đây là công thức đáng tin cậy để bạn có thể tìm ra công việc thích hợp cho bản thân. Đây cũng là điểm cần có trong quá trình tư vấn hướng nghiệp.

Nói tóm lại, nếu mua nhầm một món hàng không hợp, bạn có thể đổi, trả hoặc tặng cho người khác cần. Nhưng nếu chọn nhầm nghề, bạn sẽ không thể vui vẻ mỗi sáng khi thức dậy và nghĩ đến công việc bạn sắp phải đối mặt. Lúc này, việc chọn lựa một ngành học hay đổi nghề không chỉ mất nhiều thời gian, chi phí mà còn ảnh hưởng về tinh thần và không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để “chọn lại nghề”.

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của sự tinh tế

Giá trị của sự tinh tế

(GLO)- Khi tiếp xúc với người tinh tế, chúng ta luôn có cảm giác thật dễ chịu. Một lời động viên đúng lúc, một sự góp ý chân thành, một ánh nhìn cảm thông, một cử chỉ lịch thiệp… chắc chắn sẽ đem đến cho cuộc sống này những điều thật đẹp đẽ.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

“Mọi câu trả lời đều có trong ta”: Cuốn sách giúp gen Z thấu hiểu bản thân

“Mọi câu trả lời đều có trong ta”: Cuốn sách giúp gen Z thấu hiểu bản thân

(GLO)- Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt ấn phẩm sách “Mọi câu trả lời đều có trong ta” của nhóm tác giả Limdim. Cuốn sách với những câu chuyện tuổi trẻ và cách người trẻ đối diện với gian nan, thách thức trong cuộc sống đang trở thành “kim chỉ nam” giúp gen Z thấu hiểu chính mình.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?