Công dân toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong tiến trình hội nhập, không ít bạn trẻ đã chủ động nhận diện, nắm bắt cơ hội cũng như ý thức được những thách thức để tự tin bước ra thế giới làm công dân toàn cầu.

Cụm từ “công dân toàn cầu” mới được chú ý những năm gần đây, ý chỉ người hiểu biết, quan tâm, nắm bắt được các vấn đề và góc nhìn toàn cầu. Bên cạnh đó, trong môi trường toàn cầu đa văn hóa, đa chủng tộc, công dân toàn cầu cần lắng nghe, phân tích và tương tác với những luồng quan điểm, tư tưởng đa chiều.

Ngoài ra, công dân toàn cầu cần có tư duy, năng lực tiếp nhận tri thức không chỉ gói gọn cục bộ địa phương, trong một phạm vi địa lý, mà phải mở rộng hơn trong bối cảnh toàn cầu. Vậy, chúng ta cần làm gì để bồi dưỡng và xây dựng nên những công dân toàn cầu?

cong-dan-toan-cau.jpg
Ngoại ngữ và công nghệ số là 2 trong nhiều yếu tố mà người trẻ cần trang bị cho hành trang trở thành công dân toàn cầu. Ảnh: M.T

Với xu thế hợp tác quốc tế hiện nay, ngoại ngữ và công nghệ số là 2 trong nhiều yếu tố mà người trẻ cần trang bị cho hành trang trở thành công dân toàn cầu. Ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu ích để tìm hiểu về tri thức mà còn là cầu nối giúp các bạn trẻ kết nối, giao lưu để học hỏi và phát triển. Công cuộc chuyển đổi số đòi hỏi các bạn trẻ càng phải có những kỹ năng thành thạo về công nghệ số để xử lý công việc ở bất cứ nơi đâu.

Các bạn trẻ cũng cần trau dồi để có năng lực nghiên cứu về những kiến thức, vấn đề mang tính chất toàn cầu. Chẳng hạn như: văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, kinh tế… ở những nước khác, chứ không gói gọn suy nghĩ loanh quanh những vấn đề trong cuộc sống cá nhân, địa phương đang sống.

Khi đã có nền tảng kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều về các vấn đề trên thế giới, các bạn sẽ dễ dàng trao đổi, chia sẻ, làm việc với những người đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác. Và khi đặt trong bối cảnh toàn cầu thì sự đa dạng và độ lệch về quan điểm, góc nhìn, tư tưởng ở mọi vấn đề là rất lớn. Vậy nên, người trẻ cần có tư duy cởi mở, tầm nhìn sâu sắc cũng như trau dồi năng lực tiếp nhận, thích ứng, trân trọng và tận dụng sự đa dạng của các ý kiến trái chiều.

Bên cạnh ngoại ngữ, tin học và kiến thức xã hội, các bạn trẻ cũng cần trau dồi những kỹ năng mềm, kỹ năng sống để có thể thích ứng với môi trường sống đầy sự năng động, sáng tạo. Hành trình này mất rất nhiều thời gian. Giống như cách thích nghi của một người ở vùng này tới vùng khác để học tập và sinh sống.

Thế nên, việc công dân toàn cầu sống trong môi trường đa văn hóa cần rất nhiều thời gian. Bởi đó là quá trình mà chúng ta luôn luôn phải dịch chuyển, thích ứng, thay đổi theo guồng quay của thế giới.

Nếu không hướng đến việc trở thành công dân toàn cầu thì có thể các bạn trẻ sẽ bỏ lỡ cơ hội hội nhập quốc tế, vô tình không tận dụng được các nguồn lực để làm đòn bẩy phát triển bản thân. Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu-CEO Tổ chức Giáo dục IEG Global từng nhận định rằng: “Nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia thì có thể bạn sẽ tự khiến bản thân chỉ như là một ốc đảo. Quan trọng là bạn sẽ chọn tư duy cục bộ để đứng yên một chỗ hay là tư duy muốn trở thành công dân toàn cầu để mở rộng cơ hội cho bản thân. Hiển nhiên đó là lựa chọn của mỗi người muốn được thử thách bản thân đến mức độ nào”.

Có thể thấy, trong thời đại ngày nay, gen Z (những người sinh năm 1997-2012) và gen Alpha (sinh từ năm 2013 đến 2025) có cả điều kiện môi trường lẫn điều kiện năng lực để trở thành công dân toàn cầu. Vấn đề cốt lõi là ở bản thân mỗi người. Nếu tự ý thức và hướng đến tương lai tốt đẹp, xán lạn cho bản thân ở nơi “biển lớn” thì họ cần nỗ lực phấn đấu để trở thành công dân toàn cầu.

Cuộc sống luôn mang đến nhiều cơ hội và chia đều cho tất cả chúng ta. Việc có sẵn sàng nắm bắt hay không là tùy vào mỗi người. Nhưng muốn nắm bắt và không ngừng mở rộng cơ hội vươn ra “biển lớn” thì người trẻ cần có những năng lực và tư duy cần thiết của công dân toàn cầu.

Các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội cũng cần có những “cái nhìn mở”, tư duy mới, phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, để từ đó có những định hướng, cách tiếp cận, phương thức giáo dục hiệu quả cho thế hệ tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. 

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.