Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải nhất. Ảnh: Trương Định |
Cuộc thi nhằm khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng, giúp các em trau dồi kiến thức và rèn luyện các kỹ năng.
Năm nay, có 109 giải pháp tham gia dự thi của học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Các giải pháp được chia ra 5 lĩnh vực gồm: đồ dùng học tập (24 giải pháp); phần mềm tin học (16 giải pháp); sản phẩm thân thiện với môi trường (22 giải pháp); các dụng cụ sinh hoạt trong gia đình và đồ chơi trẻ em (15 giải pháp); các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế (32 giải pháp).
Ban giám khảo (gồm 5 tiểu ban tương ứng với từng lĩnh vực) là những chuyên gia có trình độ và năng lực chuyên môn cao, am hiểu về các vấn đề, giải pháp dự thi. Công tác chấm thi được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc.
Trên cơ sở kết quả chấm điểm của Ban giám khảo và Ban tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã quyết định trao thưởng cho 53 giải pháp đạt giải. Trong đó có 3 giải nhất, 10 giải nhì, 15 giải ba và 25 giải khuyến khích.
Ba giải pháp đạt giải nhất, gồm: “Bảng tuần hoàn thông minh” của Nguyễn Thị Trà My (lớp 8A4) và Trần Bình Thảo Trâm (lớp 8A2, Trường THCS Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn); “Hệ thống quan trắc mực nước từ xa và hướng dẫn an toàn tại các bờ tràn thoát lũ” của nhóm học sinh Trần Võ Bảo Châu (8A3), Nguyễn Thục Quyên (6A2), Tô Hương Giang (6A1), Đỗ Trần Trí Tín (9A1), Đỗ Huyền Nhi (9A1, Trường THCS Thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước), và “Máy thu gom, băm lục bình (bèo) và rau muống nước” của Lê Nguyễn Thanh An và Lê Trần Vĩ (học sinh lớp 8A1, Trường THCS Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn).
Theo ông Lê Văn Tâm-Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bình Định, Trưởng BTC, các ý tưởng sáng tạo của học sinh rất phong phú, đa dạng, xuất phát từ những nhu cầu cần thiết của cuộc sống thường ngày, từ đó đưa ra ý tưởng, tận dụng những vật liệu có sẵn để tạo ra những sản phẩm có ích.
Máy thu gom, băm lục bình và rau muống nước. Ảnh: Trương Định |
Điển hình như giải pháp “Máy thu gom, băm lục bình và rau muống nước” của nhóm học sinh Lê Nguyễn Thanh An và Lê Trần Vĩ, xuất phát từ thực tế tại địa phương nhiều kênh mương thủy lợi đang bị lục bình (bèo) và rau muống nước phát triển quá mức hạn chế dòng nước, từ đó nhóm học sinh đã thiết kế ra giải pháp khắc phục.
Mô hình thiết bị có kết cấu gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng, vững, khả năng cơ động cao, kết hợp nhiều tính năng như thu gom, băm nhuyễn, vận chuyển bèo, rau muống vào một vị trí nhất định.
Đặc biệt, trong cùng 1 thiết bị máy có thể tự thực hiện gom bèo, rau muống nước thông qua việc điều khiển từ xa, nhanh gọn mà không cần sự can thiệp của con người, qua đó giúp giảm chi phí và công lao động.
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật
Sinh viên chế tạo máy in 3D có giá hàng chục đến trăm triệu đồng
Thí sinh Gia Lai giành giải nhất hội thi "Bàn tay vàng" toàn quốc
Theo Trương Định (TPO)