Chân dung 2 nữ lãnh đạo trẻ tiêu biểu trong Hệ thống Y tế GEMs

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên hành trình hiện đại hóa ngành nhãn khoa tại khu vực Tây Nguyên, Hệ thống Y tế GEMs không ngừng đầu tư xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Nổi bật trong số đó là 2 nữ bác sĩ trẻ tài năng: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng và Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Kim Nhung.

Hai bác sĩ trên hiện đang đảm nhiệm vai trò Giám đốc chuyên môn của 2 Bệnh viện Mắt trực thuộc Hệ thống Y tế GEMs. Họ là những bác sĩ trẻ, giàu bản lĩnh, vững tay nghề và hơn hết là những nỗ lực, cống hiến, phụng sự vì sức khỏe cộng đồng.

1. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng-Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai sinh năm 1987, với hơn 13 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực nhãn khoa. Bác sĩ Phương là một trong những bác sĩ đầu tiên đưa kỹ thuật phẫu thuật Phaco hiện đại và nhãn nhi chuyên sâu về áp dụng hiệu quả tại khu vực Tây Nguyên.

z6637367092599-7c663b9e37672412e33306e062a47878.jpg
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng cùng ê kíp thực hiện một ca phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể. Ảnh: ĐVCC

Tốt nghiệp cao học nhãn khoa và từng tu nghiệp 2 năm tại Ấn Độ, bác sĩ Phượng sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc và tư duy hội nhập quốc tế. Chị từng có hơn 6 năm công tác tại Bệnh viện Mắt Bình Định trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai từ năm 2020.

Tại đây, chị đã trực tiếp thực hiện và hướng dẫn hàng ngàn ca phẫu thuật Phaco đục thủy tinh thể hiện đại, đồng thời xây dựng hệ thống điều trị nhãn nhi chuyên sâu. Trung bình mỗi năm, bác sĩ Phượng và các đồng nghiệp thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật lác lé, sụp mi và dị tật bẩm sinh ở trẻ em, giúp phục hồi thị lực cho hàng ngàn bệnh nhi Tây Nguyên.

Đặc biệt, với vai trò là thành viên Hội đồng Y khoa Hệ thống Y tế GEMs, bác sĩ Phượng còn tham gia cố vấn chuyên môn liên cơ sở, góp phần hoạch định chiến lược phát triển toàn hệ thống bệnh viện mắt trực thuộc.

Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”, bác sĩ Phượng luôn nỗ lực cống hiến, chăm sóc, cứu chữa cho người bệnh; đồng thời chị cũng không ngừng cập nhật kỹ thuật mới, đào tạo thế hệ bác sĩ kế cận để đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng cao cho người dân trên địa bàn tỉnh và các khu vực lận cận. Sự tận tâm, kỹ năng điều trị chuyên sâu và tinh thần phụng sự vì người bệnh đã đưa chị trở thành hình mẫu bác sĩ trẻ vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn cao, vừa định hình phong cách y tế nhân văn, hiện đại cho khu vực Gia Lai.

z6572652285761-de7ee13fd36bb711da720cd39af7f109.jpg
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng cùng ê kíp thực hiện một ca phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể. Ảnh: ĐVCC

Đi vào hoạt động từ năm 2019 đến nay, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai đã từng bước khẳng định là bệnh viện chuyên khoa mắt hàng đầu tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đặc biệt, với hơn 35.000 ca phẫu thuật Phaco thành công, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai đã và đang là lựa chọn hàng đầu được người dân và bệnh nhân trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn trong điều trị đục thủy tinh thể.

2. Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Kim Nhung-Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Mắt Kon Tum sinh năm 1985, là một trong những bác sĩ trẻ tiêu biểu được đào tạo bài bản và trưởng thành từ các môi trường nhãn khoa hàng đầu trong và ngoài nước.

z6637362501674-8697b8657eb5e744f786300bdf84a0a9.jpg
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Kim Nhung-Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Kon Tum. Ảnh: ĐVCC

Thạc sĩ, bác sĩ Nhung chuyên sâu phẫu thuật võng mạc dịch kính và Phaco hiện đại, người có hơn 10 năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản và các bệnh viện trên toàn quốc.

Ngoài làm việc tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản, bác sĩ Nhung còn có 3 năm công tác tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn-Hà Nội. Với kinh nghiệm và chuyên môn chuyên sâu phẫu thuật võng mạc dịch kính và Phaco hiện đại, bác sĩ Nhung hiện đảm nhiệm vai trò Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Mắt Kon Tum, thành viên Hội đồng Y khoa Hệ thống Y tế GEMs và hiện là phẫu thuật viên Phaco hàng đầu tại Bệnh viện Mắt Kon Tum, góp phần mang đến cơ hội khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đôi mắt và “thắp sáng lại thị giác” cho hàng ngàn bệnh nhân đục thủy tinh thể trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tại Bệnh viện Mắt Kon Tum, dưới sự dẫn dắt chuyên môn của bác sĩ Đào Thị Kim Nhung, mỗi ca phẫu thuật Phaco không đơn thuần là một thủ thuật mà còn là hành trình phục hồi ánh sáng thị giác, đánh thức niềm tin sống khỏe và trao lại chất lượng sống cho hàng ngàn người bệnh, đặc biệt là bà con vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Với tay nghề vững vàng, tư duy điều hành chuyên môn chuẩn mực, cùng tấm lòng y đức cao quý, bác sĩ Đào Thị Kim Nhung sẽ trở thành chỗ dựa tin cậy cho nhiều thế hệ bệnh nhân mắc bệnh về mắt, từ đục thủy tinh thể đến các bệnh lý phức tạp về võng mạc, dịch kính.

z6630046108280-0aa8d5d639231243577e0906b94b8906.jpg
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Kim Nhung thực hiện một ca phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể. Ảnh: ĐVCC

Theo bác sĩ Nhung, trước nhiều lời mời của một số bệnh viện chuyên khoa Mắt trên toàn quốc, chị chọn về Bệnh viện Mắt Kon Tum với mong muốn được góp sức mình chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng khó và giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên khoa Mắt chất lượng ngay tại tỉnh, không phải chuyển tuyến tốn kém thời gian và chi phí khám chữa bệnh.

Bệnh viện Mắt Kon Tum được thành lập từ tháng 8-2022 đến nay. Hiện là bệnh viện chuyên khoa Mắt duy nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Từ khi đi vào hoạt động, đơn vị đã phẫu thuật thành công hơn 10.000 ca Phaco điều trị đục thủy tinh thể. Phẫu thuật Phaco không đau, không chảy máu, phục hồi nhanh chóng. Một ca phẫu thuật Phaco chỉ khoảng 10 đến 15 phút và sau phẫu thuật thị lực cải thiện rõ rệt sau vài ngày, bệnh nhân không cần lưu viện dài, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Có thể bạn quan tâm

Sư đoàn 2 trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 39 tập thể, cá nhân xuất sắc. Ảnh: Lê Hoa

Sư đoàn 2 trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 39 tập thể, cá nhân xuất sắc

(GLO)- Sáng 22-5, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Sư đoàn 2 thuộc Quân khu 5 đã tổ chức trao thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2023-2024, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Kết nối lòng nhân ái

Kết nối lòng nhân ái

(GLO)- Chương trình “Tiếng gọi yêu thương” vừa được nhóm thiện nguyện Đak Đoa-Mang Yang tổ chức vào tối 17-5 tại Công viên Đồng Xanh (xã An Phú, TP. Pleiku) nhằm vận động nguồn lực, trao tiền hỗ trợ cho 7 thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xứng danh “Cháu ngoan Bác Hồ”

Xứng danh “Cháu ngoan Bác Hồ”

(GLO)- Tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025, tỉnh Gia Lai vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi được tuyên dương. Hành trình ý nghĩa tại Thủ đô Hà Nội không chỉ để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ, mà còn tiếp thêm động lực để các em tiếp tục nỗ lực trong học tập, rèn luyện.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Gia Lai đã thay đổi tư duy sản xuất, tận dụng lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản. Cơ sở sản xuất cà phê đặc sản Pure coffee (tổ 5, thị trấn Chư Sê) của gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng là một ví dụ điển hình.