Sách tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày tết, nhẩn nha đọc những trang viết với các câu chuyện khác nhau của đời sống cũng là thú vui tao nhã.

z6224537844699-ec59bd19e03c21ef224bfcd796583a65.jpg
Tập thơ Thương hoài ngàn năm của Lê Hải Đăng.

Ngẫm về nhân sinh

“Muôn vị miền Tây” là tập sách của tác giả Trương Chí Hùng, NXB Kim Đồng 2024.

Tập tản văn gồm 145 trang in, là một chuỗi những bài viết về món ngon vật lạ miền Tây qua mắt nhìn của một người con miền Tây.

Ở đó, không chỉ có ẩm thực, nó còn là kỷ niệm, hồi ức về một tuổi thơ khốn khó với gia đình đầm ấm, ngập tràn tình yêu thương; là bạn bè, chòm xóm, là những con người miền Tây hồn hậu, chân tình.

Ẩm thực trong “Muôn vị miền Tây” của Trương Chí Hùng còn là câu chuyện của lịch sử hình thành vùng đất, là văn hóa giao thoa của những nhóm sắc tộc chọn miền đất trù phú này làm quê hương.

Cách người miền Tây thích nghi để trụ lại với môi trường khắc nghiệt thời khai hoang mở đất, cái hào sảng, ấm áp của một cộng đồng luôn biết nương tựa và đùm bọc nhau cũng được thể hiện.

Ngày Tết, đọc “Muôn vị miền Tây” của Trương Chí Hùng sẽ có cảm giác như đang đi một chuyến du lịch dài lênh đênh sông nước, cụng ly rượu đế với người miền Tây hồn hậu, thưởng thức nền ẩm thực dân dã mà độc đáo của miền đồng bằng châu thổ miệt Tây Nam Tổ quốc.

“Trắng” của tác giả Han Kang, Hà Linh dịch, Nhã Nam & NXB Hà Nội - 2021 là cuốn sách mỏng, chỉ vỏn vẹn 100 trang in, của nhà văn Hàn Quốc vừa được giải Nobel 2024.

Những đoạn ngắn trong “Trắng” được chia làm 3 phần, lần lượt là: 1-Tôi, 2-Cô ấy & 3-Tất cả màu trắng được viết bằng bút pháp đầy ray rứt và ma mị - một thế giới đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa mong manh và vững chãi, giữa hủy diệt và hồi sinh.

Trong thế giới ấy, có hồi ức đau đớn, có vẻ tĩnh lặng của mịt mù sương giá, những bông tuyết rơi và nỗi buồn thân phận... Một cuốn sách đẹp, được viết bằng văn phong đặc biệt, nó khiến người ta quên mất ranh giới của các thể loại, thơ ca, tản văn và tự truyện.

Nhìn thấu chính mình

“Thương hoài ngàn năm” của tác phẩm của Võ Phiến, nhà văn nổi tiếng của miền Nam giai đoạn 1954-1975, vừa được tái bản theo ấn bản của nhà in Trí Đăng năm 1971, trong một nỗ lực giới thiệu các tác phẩm quý của văn học hiện đại Việt Nam với các độc giả trẻ hôm nay.

Cuốn sách dày 130 trang, gồm 2 truyện vừa và 1 truyện ngắn của Võ Phiến, lần lượt là: Thương hoài ngàn năm, Viết thư buổi trưa, Đến khi ma chết, được in lần đầu vào năm 1962.

Nếu ở “Thương hoài ngàn năm” và “Viết thư buổi trưa” là những rung cảm tha thiết và thật thà của những người đang yêu trong một xã hội có quá nhiều lễ giáo và khuôn phép, những bức bách và cách con người thời đó tìm đến tự do luyến ái, thì ở “Đến khi ma chết”, Võ Phiến trình làng một lối viết tỉnh rụi, tưởng dửng dưng mà dí dỏm, duyên dáng vô cùng.

Bằng những quan sát và mô tả tinh tế, cả diện mạo bên ngoài lẫn chiều sâu cảm xúc bên trong, cách viết tài hoa tưởng chừng ơ hờ mà đau đáu ở từng câu chữ, những truyện ngắn và truyện vừa góp mặt trong “Thương hoài ngàn năm” là những bức tranh sống động về cuộc sống và tâm tư của người miền Nam thời trước… Đọc “Thương hoài ngàn năm” cũng là dịp để những người trẻ ôn cố tri tân, nhìn thấu chính mình, hiểu mình hơn để bước tiếp.

Ngày Tết, còn có thể nhâm nhi tập thơ đầu tay của tác giả trẻ Lê Hoài Đăng gồm 70 bài thơ không đặt tựa, được đánh số từ 1 đến 70, được viết theo thể thơ tự do. Đây là cách nhà thơ trẻ sinh năm 1994 chọn để bày tỏ mình, bày tỏ những tâm tư, suy gẫm của thế hệ mình theo một cách rất riêng, mới và không trùng lắp.

Thơ của Lê Hải Đăng hầu hết là những ghi chép ngắn của khoảnh khắc, suy nghĩ thoáng qua, những rung cảm mỏng manh trước cuộc sống, tình yêu, và nỗi buồn của những người trẻ.

Hãy cứ để mọi thứ nhẹ tênh. Buồn bã làm chi, u uẩn mà làm chi khi bầu trời này, cuộc đời này có quá nhiều điều tốt đẹp để buồn: Em hãy nhớ, ngày sau vẫn là ngày nắng đẹp/ Mấy điều chật hẹp/ Mình cất đi thôi.

Còn gì đẹp hơn khi chúng ta cùng nói với nhau những lời yêu thương, trong ngày đầu năm mới.

Theo Đinh Lê Vũ (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.