Chàng trai 'thổi hồn' vào những sợi dây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa lòng phố cổ Hội An, có một con hẻm nhỏ mang tên "Tái Sinh", nơi những món đồ cũ kỹ được sống vòng đời thứ hai đầy sáng tạo.

Nằm giữa những tiệm cà phê, quán bar độc đáo, và những nghệ nhân thủ công khác, tiệm của anh Lê Kim-còn gọi là Kim Macrame – nổi bật với những tác phẩm nghệ thuật thắt dây đầy mê hoặc. Nơi đây những sợi dây vô tri được biến thành những sản phẩm thủ công tinh tế, kể lên câu chuyện riêng về sự sáng tạo không giới hạn.

chang-trai-dd.jpg
Lê Kim - Kim Macrame, 28 tuổi, ở đường Nguyễn Thái Học, TP. Hội An, đã làm nghề được 6 năm. Ảnh: Ngọc Thắm

Tìm kiếm bản thân cũng giống như việc thắt dây, sai ở đâu sửa ở đó...

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng chuyên ngành Logistics, ít ai ngờ rằng Lê Kim lại rẽ hướng sang con đường nghệ thuật thủ công. Cơ duyên đến với macrame từ năm lớp 12, khi một người bạn cho anh xem những nút thắt dây lạ lẫm nhưng đầy cuốn hút. Mãi đến khi vào đại học, anh mới có thời gian tự tìm hiểu về bộ môn này. Không có sẵn nguồn nguyên liệu, anh rong ruổi khắp các chợ Đà Nẵng, tìm kiếm online từ khắp các tỉnh thành để đặt mua sợi. Nhưng những sợi dây mua về không phải lúc nào cũng phù hợp, nên anh thử nghiệm với vải từ quần áo cũ. Sau nhiều lần thất bại, anh mới tìm ra loại sợi và nguồn cung phù hợp để bắt đầu hành trình sáng tạo của mình.

2changtraii.jpg
“Hành trình tìm kiếm bản thân cũng giống như việc thắt dây, sai ở đâu, sửa ở đó, rồi mình sẽ thấy con đường mình đi”, anh Kim vừa thắt dây vừa chia sẻ. Ảnh: Ngọc Thắm

Từ năm thứ hai đại học, Lê Kim vừa học vừa đan macrame bán online. Những sản phẩm thủ công độc đáo này đã thu hút khách hàng, giúp anh có chút thu nhập. Sau khi ra trường, anh làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu một năm để tích góp vốn. Nhưng rồi, niềm đam mê đã thôi thúc anh rẽ lối, bất chấp sự phản đối của gia đình để theo đuổi con đường riêng - Lê Kim chính thức khởi nghiệp với macrame.

Nghệ thuật từ những sợi dây nhiều sắc

Macrame không đơn thuần là việc thắt dây, mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng tạo và cảm nhận tinh tế về màu sắc, chất liệu. Có nhiều loại sợi khác nhau như cotton, polyester, vải lanh… mỗi loại có một đặc tính riêng. Với váy và đầm, cần sợi nhỏ, mềm mại để tạo độ rủ thoải mái. Ngược lại, rèm cửa hay thảm trang trí lại yêu cầu sợi dày, có độ ôm để tạo sự chắc chắn.

3changtrai.jpg
Sợi cotton, với ưu điểm về độ mềm và độ rủ, là chất liệu hoàn hảo để thắt những chiếc váy mang vẻ đẹp tinh tế và sự thoải mái cho người mặc. Ảnh: Ngọc Thắm
4-chang-trai.png
Để tạo nên những chiếc rèm và đèn macrame có độ rủ đẹp mắt và kết cấu vững chắc, người thợ cần chọn loại sợi dày và chắc chắn. Quá trình thắt cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao hơn so với các sản phẩm khác. Ảnh: Ngọc Thắm và NVCC
5-channg-trai.png
Mỗi sản phẩm của Kim Macrame đều mang một câu chuyện riêng. Ảnh: Ngọc Thắm và NVCC
6changtrai.jpg
Tác phẩm "Deep Ocean" được anh thực hiện trong thời gian giãn cách COVID-19, khi con người sống chậm lại và suy ngẫm về cuộc sống. Lấy cảm hứng từ đại dương sâu thẳm, anh tái hiện sắc xanh của biển, những rạn san hô và dòng nước mặn mòi qua từng sợi dây. Ảnh: Ngọc Thắm
7changtrai.jpg
8changtrai.jpg
"Mùa thu Hội An" khắc họa sắc trời thu cùng những ngôi nhà cổ, lồng đèn và những dấu ấn giao thoa giữa văn hóa Việt – Pháp. Cả cũ và mới đều hòa quyện, như một cách tái hiện dòng chảy thời gian của phố Hội. Ảnh: Ngọc Thắm

"Tôi gọi những đứa con tinh thần của mình là tác phẩm nghệ thuật, bởi tôi nhìn thấy chúng thở, chúng sống, chúng kể những câu chuyện riêng. Có lẽ, mỗi người sẽ nghe thấy những giai điệu khác nhau khi nhìn vào chúng. Nhưng với tôi, chúng là những người thầy, những người bạn, dẫn dắt tôi vào hành trình khám phá nội tâm. Từng nút thắt là một bước chân trên con đường tìm về sự bình yên, là liều thuốc chữa lành những vết thương lòng, là khoảnh khắc tôi được sống chậm lại giữa dòng chảy hối hả của cuộc đời" - Kim Macrame.

Không chỉ là người sáng tạo, Lê Kim còn lan tỏa đam mê bằng việc tổ chức workshop dạy macrame cho những ai yêu thích. Với anh, việc hướng dẫn cách đan dây treo chậu cây không đơn thuần là tạo ra sản phẩm, mà còn khuyến khích khách hàng bắt đầu trồng cây, gắn kết với thiên nhiên.

9changtrai.png
Du khách quốc tế hào hứng với những sản phẩm thủ công do chính mình tạo ra. Ảnh: NVCC
bbaaa.jpg
"Mùa thu Hội An" khắc họa sắc trời thu cùng những ngôi nhà cổ, lồng đèn và những dấu ấn giao thoa giữa văn hóa Việt – Pháp. Cả cũ và mới đều hòa quyện, như một cách tái hiện dòng chảy thời gian của phố Hội. Ảnh: Ngọc Thắm

Bà Anita Katarina, du khách đến từ Australia chia sẻ: "Tôi vô cùng yêu thích chiếc vòng tay macrame này, món quà đầy ý nghĩa từ em trai tôi. Sau nhiều năm gắn bó, tôi muốn "thắp sáng" lại kỷ niệm ấy bằng một diện mạo mới mẻ. Nghệ thuật macrame thực sự quyến rũ tôi bởi vẻ đẹp tinh tế và sự kết nối với thiên nhiên. Thật tuyệt khi thấy những sợi dây đơn giản có thể biến thành một tác phẩm nghệ thuật vừa đẹp mắt, vừa thân thiện với môi trường". Ảnh: Ngọc Thắm

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm chiếu cói, có lẽ sự khéo léo đã chảy trong huyết quản của Lê Kim. Nhưng hơn cả tài năng, chính niềm đam mê và tinh thần không ngừng sáng tạo đã giúp anh khẳng định mình trên con đường nghệ thuật đầy thử thách. Giữa những bộn bề của cuộc sống hiện đại, Kim Macrame không chỉ mang đến những sản phẩm thủ công tinh tế, mà còn gửi gắm thông điệp về sự tái sinh, bền vững và kết nối con người với thiên nhiên.

Macrame – làn gió mới của phong cách thủ công bền vững

Macrame có tuổi đời ngàn năm, xuất hiện từ thế kỷ 13 bởi các thợ dệt Ả Rập, kỹ thuật này lan sang châu Âu và trở thành xu hướng thời trang, nội thất phổ biến, đặc biệt trong phong trào hippie những năm 1970. Tại Việt Nam, macrame bắt đầu được biết đến từ thập niên 1990 nhưng chỉ thực sự bùng nổ sau năm 2015 nhờ trào lưu DIY (Do It Yourself) và phong cách bohemian.

Ngày nay, nghệ thuật này không chỉ dừng lại ở những vật dụng trang trí như rèm cửa, võng, túi xách mà còn mở rộng sang thời trang bền vững. Nhiều khách hàng, đặc biệt là du khách nước ngoài rất chuộng những thiết kế độc bản từ sợi vải tái chế vì tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường.

Theo Ngọc Thắm – Lệ Thủy (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Trường THPT Pleiku đa dạng hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh

Trường THPT Pleiku đa dạng hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh

(GLO)- Với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, Trường THPT Pleiku đã đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong trường học. Hoạt động này đã tạo nên bầu không khí sôi động, môi trường giáo dục tươi mới, lành mạnh nên được học sinh hào hứng đón nhận.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.

Cần ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em

Cần ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em

(GLO)- Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em. Đáng chú ý, nhiều đối tượng xâm hại tình dục trẻ em lại chính là người thân quen của bị hại. Tình trạng này đòi hỏi sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội để ngăn chặn.

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Từ 'phù thủy' tóc đến ma thuật bonsai

Từ 'phù thủy' tóc đến ma thuật bonsai

Khởi nghiệp từ nghề cắt tóc ở phố núi Tây Nguyên, Mody Trần quyết tâm bỏ tiền qua Thượng Hải, Đài Loan, châu Âu học nâng cao tay nghề. Anh có đam mê kỳ lạ với cây kiểng, cất công săn tìm những cây bonsai độc nhất vô nhị.

Tình yêu đất nước thôi thúc người trẻ hội nhập toàn cầu

Tình yêu đất nước thôi thúc người trẻ không ngừng hội nhập

Khi được hỏi về những bí quyết để có thể hội nhập, trở thành công dân toàn cầu, các diễn giả là những người trẻ đã khẳng định, ngoài khả năng về ngoại ngữ thì điều quan trọng nhất là tình yêu đất nước đã thôi thúc và giúp các bạn đi nhanh, đi sâu hơn trên quá trình hội nhập toàn cầu.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.