Gia Lai đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên GDNN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đề ra là 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN.

em-ro-lan-thiet-giua-dang-theo-hoc-nganh-may-thoi-trang-tai-truong-cao-dang-gia-lai-anh-hong-thi-4492-5925.jpg
Bên cạnh đào tạo nghề, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn chú trọng phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Ảnh: Mộc Trà

Tạo điều kiện cho khoảng 150 lượt lãnh đạo quản lý, nhà giáo trong các cơ sở GDNN được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng mềm nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm. Tham gia mô hình thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại cơ sở GDNN theo hướng dẫn của Tổng cục GDNN (nếu được lựa chọn).

Ngoài ra, phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng và 50% các trung tâm GDNN tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên GDNN. Hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở GDNN trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để tập trung triển khai thực hiện Đề án.

Cụ thể: đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên, học sinh, sinh viên, đội ngũ lãnh đạo quản lý, nhà giáo và các cơ quan, tổ chức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên; nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm; tham gia mô hình, thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm; tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo thực chất, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.