“Tôi chọn nghề”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Cuộc thi trực tuyến “Tôi chọn nghề” do Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức nhằm lựa chọn những học sinh, sinh viên có thành tích tiêu biểu trong học tập và nghề nghiệp để lan tỏa tới cộng đồng.

Cuộc thi giúp người trẻ hiểu hơn sự lựa chọn của mình để kiên định với hành trình học tập, trau dồi kiến thức chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Các thí sinh tham gia cuộc thi “Tôi chọn nghề” thực hiện 1 video clip hoặc bài viết giới thiệu về bản thân, ngành học, cảm nhận về trường lớp, thầy cô, môi trường học tập và thông điệp gửi đến cuộc thi.

Từ gần 50 tác phẩm dự thi vòng sơ khảo, Ban tổ chức chọn 20 tác phẩm (gồm 12 video clip và 8 bài viết) vào vòng bán kết. Các tác phẩm được đăng tải trên Fanpage của Trường Cao đẳng Gia Lai để khán giả bình chọn trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến 30-7. Ban giám khảo sẽ tiến hành chấm điểm và trao giải vòng chung kết cho những video clip hay, bài viết có nội dung ý nghĩa tốt (dự kiến ngày 15-8).

Chọn một nghề đồng nghĩa với việc lựa chọn hướng đi và sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Trên thực tế, không ít bạn trẻ lúng túng khi đứng trước quyết định quan trọng của cuộc đời: Tôi chọn nghề hay để nghề chọn tôi? Vì vậy, “Tôi chọn nghề” thể hiện tâm thế chủ động của người hiểu mình và điều kiện, hoàn cảnh của mình.

Đó cũng là chia sẻ của em Ksor H’Nuing (lớp Kỹ thuật chế biến món ăn, Khoa Nghiệp vụ du lịch): “Em có niềm đam mê đối với ẩm thực từ lúc còn học THPT. Khi nghe các anh chị giới thiệu Trường Cao đẳng Gia Lai có học phí thấp và nhiều chính sách dành cho người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp... em quyết định theo học tại đây. Nhờ quyết định đúng đắn này, em đã có hành trình tuyệt vời trong năm học đầu tiên và đang chuẩn bị vào năm học tiếp theo”.

Lớp Kỹ thuật chế biến món ăn (Trường Cao đẳng Gia Lai) là môi trường học tập giúp nhiều bạn trẻ thỏa mãn đam mê với ẩm thực (ảnh đơn vị cung cấp).

Lớp Kỹ thuật chế biến món ăn (Trường Cao đẳng Gia Lai) là môi trường học tập giúp nhiều bạn trẻ thỏa mãn đam mê với ẩm thực (ảnh đơn vị cung cấp).

Cuộc thi còn thu hút một số bạn trẻ từng theo học tại trường như chị Võ Thị Hồng Nhung-cựu sinh viên Khoa Y dược. Hiện tại, chị Nhung đã tìm được việc làm ổn định tại một nhà thuốc trên địa bàn TP. Pleiku. Chị Nhung cho rằng chọn nghề đúng sẽ giúp bản thân mỗi người thêm kiên định, vững tin trong quá trình học tập.

Chị chia sẻ: “Gia đình tôi làm nông nên chi phí ăn học từ những giọt mồ hôi đè nặng trên đôi vai của ba mẹ. Nhìn thấy ba mẹ hay người khác đau ốm, tôi nghĩ mình cần phải làm gì để giúp họ? Cho tới khi học lớp 12, tôi vẫn lúng túng với việc chọn nghề, chọn trường.

Cuối cùng, tôi chọn học ở Trường Cao đẳng Gia Lai, bởi gần nhà, đỡ gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Mỗi sáng, tôi dậy sớm giúp mẹ mang rau ra chợ bán rồi mới chạy xe hơn 20 km để đến trường. Khi tốt nghiệp, tôi được nhận vào làm tại một nhà thuốc ở ngay trung tâm TP. Pleiku. Tôi thấy hạnh phúc vì đã chọn đúng nghề. Mỗi ngày còn có những niềm vui nho nhỏ như nhiều người uống thuốc khỏi bệnh, đem tới cho quả mít, quả trứng “của nhà trồng được” để cảm ơn.

Những món quà giản dị mà chứa đựng những tình cảm ấm áp, khiến tôi cảm thấy công việc và cuộc sống của mình ý nghĩa hơn. Tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ rằng, dù chỉ góp một phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống thì cũng cần cố gắng hết sức”.

Trong khi đó, chị Đinh Thị Đem-cựu sinh viên ngành Công tác xã hội, hiện là giáo viên tại Trung tâm Nụ cười Pleiku thì bày tỏ: “Tôi thấy cuộc thi rất ý nghĩa để cựu sinh viên chúng tôi có cơ hội nói lên suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về thời gian học tập tại trường, về việc mình làm sau khi ra trường. Thông qua những chia sẻ của các bạn sinh viên, cựu sinh viên, các em học sinh THPT sẽ có thêm góc nhìn để chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp”.

Nhận xét về các tác phẩm dự thi, cô Nguyễn Thị Thảo-Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ học sinh, sinh viên, Trưởng ban giám khảo-cho biết: “Các tác phẩm dự thi có tính lan tỏa cao. Những câu chuyện thực tế của các em giúp chia sẻ cũng như định hướng nghề nghiệp cho thế hệ 2K6, 2K7. Chúng tôi rất bất ngờ về những tác phẩm có tính sáng tạo, thông điệp rõ ràng, thể hiện góc nhìn của các bạn trẻ về nghề nghiệp, định hướng tương lai”.

Có thể bạn quan tâm

Lớp dạy vẽ của người thầy khuyết tật

Lớp dạy vẽ của người thầy khuyết tật

(GLO)- Với cuộc đời đầy khó khăn và thử thách, anh Nguyễn Văn Thành một nghệ sĩ khuyết tật, đã vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Không những thế, anh còn nuôi tâm huyết truyền lửa tình yêu hội họa cho thế hệ trẻ.

Dự án “Hy vọng”: Trao niềm tin, gửi yêu thương

Dự án “Hy vọng”: Trao niềm tin, gửi yêu thương

(GLO)- Dự án “Hy vọng” được nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) triển khai từ tháng 7-2024 nhằm chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của trẻ em vùng khó. Mỗi người đóng góp 100 ngàn đồng/tháng, 10 người cùng chung sức sẽ giúp được 1 trẻ em có điều kiện sống tốt hơn.

Tình bạn

Tình bạn

(GLO)- Tôi có một ông bạn đã quá cố. Khi còn sống, cuộc sống gia đình ông không mấy hạnh phúc. Bù lại, ông có rất nhiều bạn.

Mo cau ngày cũ

Mo cau ngày cũ

(GLO)- “Nửa đêm nghe tiếng tàu cau rụng/Trở mình nội phẩy chiếc quạt mo/Đêm hè tôi ngủ tròn giấc mộng/Thương nhớ mo cau đã cũ càng”. Đọc những câu thơ của bạn, tôi rưng rưng nhớ về chiếc mo cau một thời ở quê nhà.
Lời ru của mẹ

Lời ru của mẹ

(GLO)- Dù đang rất mệt, nhưng khi được nghe tiếng mẹ hát ru cháu ngủ, ký ức những ngày tháng tuổi thơ của tôi cứ thế ùa về, thân thương đến lạ.
Bãi bồi ven sông

Bãi bồi ven sông

(GLO)- Làng nằm bên bờ con sông nhỏ, có đoạn hẹp chỉ như con kênh đào, bề ngang ước chừng hơn trăm mét. Vậy nhưng nước sông 4 mùa trong xanh.
Về mái nhà xưa

Về mái nhà xưa

(GLO)- Nhiều lần trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở ngôi nhà xưa. Mọi thứ thật rõ ràng, cứ như không phải là mơ. Và rồi, nỗi nhớ lại trào dâng trong trái tim tôi, da diết, cồn cào.
Hành trang cần thiết cho người trẻ trong kỷ nguyên 4.0

Hành trang cần thiết cho người trẻ trong kỷ nguyên 4.0

(GLO)- Trong xu thế hội nhập của kỷ nguyên 4.0, yêu cầu của người tuyển dụng ngày càng gắt gao, bên cạnh chuyên môn, người trẻ-những chủ nhân tương lai của đất nước cần chuẩn bị hành trang cần thiết như kỹ năng công nghệ thông tin, giao tiếp… để tự tin hội nhập.

Thói quen ăn vội của gen Z: Nhiều hệ lụy!

Thói quen ăn vội của gen Z: Nhiều hệ lụy!

(GLO)- Công việc, lịch học tập dày đặc cùng với các vấn đề trong cuộc sống khiến nhiều gen Z có thói quen ăn vội vã, thiếu khoa học và không chú trọng đến dinh dưỡng. Điều này không những khiến các bạn dễ mắc bệnh lý về tiêu hóa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Tân sinh viên: Làm gì để không bị bỡ ngỡ trước cuộc sống xa nhà?

Tân sinh viên: Làm gì để không bị bỡ ngỡ trước cuộc sống xa nhà?

(GLO)- Hàng ngàn bạn trẻ Gia Lai đang chuẩn bị bước vào giảng đường cao đẳng, đại học. Bên cạnh tiếp cận với phương thức học tập mới, việc thích nghi với cuộc sống xa nhà cũng là điều khiến không ít tân sinh viên lo lắng. Vậy, các bạn nên làm gì để không bị bỡ ngỡ trước cuộc sống xa nhà?

Thương hoài chòi mòi

Thương hoài chòi mòi

(GLO)- Nếu ai đã từng dừng chân dưới tán lá xanh, thưởng thức vài ba quả chòi mòi chín mọng, chắc hẳn khó có thể quên cái vị chua thanh, dịu ngọt. Không chỉ là món quà của thiên nhiên, quả chòi mòi còn là ký ức tuổi thơ của bao người.
 Nhiều bạn trẻ tại tỉnh Gia Lai tích cực trau dồi nhiều kỹ năng mới để ứng phó trước làn sóng sa thải nhân sự. Ảnh: L.H

Giới trẻ ứng phó với làn sóng sa thải nhân sự

(GLO)- Làn sóng sa thải nhân sự đang diễn ra khốc liệt trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đây là mối lo ngại của không ít sinh viên mới ra trường, thậm chí là lao động trẻ có kinh nghiệm. Để trụ vững, nhiều bạn đã chọn cách trau dồi kỹ năng, thử sức với các lĩnh vực khác.