'Idol' của giới trẻ nói về ngành nghề bền vững nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chị Nguyễn Như Quỳnh (27 tuổi), Giám đốc phát triển đối tác của NYB.AI (công ty ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu và phát triển thuốc ở Singapore), dành những lời khuyên đối với học sinh THPT trong việc chọn ngành.

Chọn ngành trước, chọn trường sau

Theo chị Quỳnh, học sinh (HS) cần chọn ngành trước, chọn trường sau. Và cần chọn ngành dựa trên đam mê, còn chọn trường dựa trên năng lực.

Giải thích rõ hơn, chị cho biết chọn ngành là chọn công việc mà HS yêu thích và có thể gắn bó lâu dài. Dù HS THPT chưa có đủ trải nghiệm để hiểu hết về thị trường việc làm, nhưng hoàn toàn có thể bắt đầu bằng cách tự đặt ra những câu hỏi cơ bản: "Bản thân thích điều gì?", "Thấy hứng thú khi làm gì?", "Công việc nào từng khiến bản thân quên mất thời gian?"...

Chị Quỳnh cho rằng HS nên trò chuyện với phụ huynh, người trưởng thành, các anh chị đi trước đã và đang làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau... để hiểu hơn về bản chất công việc, cả những điểm thú vị lẫn góc khuất ít người nói đến.

"Ngoài ra, HS cũng có thể chủ động tham gia các chương trình hướng nghiệp, dự án trải nghiệm thực tế, hoặc đơn giản là dành thời gian tìm hiểu qua YouTube hay các nền tảng học trực tuyến để có cái nhìn toàn cảnh hơn về từng nhóm ngành nghề mà bản thân hứng thú. Từ đó, xác định được nhóm ngành yêu thích dựa trên khả năng, sở thích cá nhân, cũng như các yếu tố như khối thi, điểm số, phương thức tuyển sinh và tiêu chí của ngành… để có sự chuẩn bị từ sớm", chị chia sẻ thêm.

Chị Nguyễn Như Quỳnh hiện là Giám đốc phát triển đối tác của NYB.AI
Chị Nguyễn Như Quỳnh hiện là Giám đốc phát triển đối tác của NYB.AI

Theo chị Quỳnh, sau khi xác định ngành muốn theo đuổi, chọn trường sẽ là bước đi chiến lược để hiện thực hóa điều đó. Nên lưu ý khi chọn trường, ngoài yếu tố sở thích, HS cần thành thật đánh giá năng lực hiện tại của bản thân. Hãy tự hỏi: "Năng lực của bản thân đang ở mức nào?", "Cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu?"... Qua đó, xây dựng lộ trình thi cử hợp lý, không quá xa vời nhưng cũng không giới hạn bản thân.

Chị Quỳnh hướng dẫn cách đặt nguyện vọng: "Nguyện vọng 1 là trường mà bản thân mơ ước, cao hơn một chút so với năng lực hiện tại, nhưng nếu quyết tâm vẫn có thể đạt được. Nguyện vọng 2 là trường phù hợp với năng lực. Nguyện vọng 3 nên là trường an toàn, giúp đảm bảo có một bến đỗ phù hợp. Ngoài ra, có thể cân nhắc thêm những yếu tố khác như: Môi trường học tập có năng động? Có nhiều hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng? Mức độ hỗ trợ sinh viên ra sao?...".

Để vượt qua kỳ thi một cách hiệu quả và tự tin

Chị Quỳnh nhìn nhận một trong những sai lầm lớn nhất khi chọn ngành là thiếu sự chuẩn bị nghiêm túc. Nhiều HS chọn ngành một cách vội vàng, thiếu tìm hiểu, thậm chí "nhắm mắt chọn bừa" mà không thật sự hiểu sẽ học gì, học để làm gì, sau này làm gì…

"Chọn ngành là một quyết định lớn, cần được đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, hiểu rõ. Chứ không phải "ĐH là học đại" như quan điểm của nhiều người trẻ hiện nay", chị nói.

Sai lầm thứ hai, theo chị Quỳnh là phó mặc hoàn toàn lựa chọn cho gia đình, vì HS nghĩ đó là trách nhiệm của bố mẹ, hay đơn giản là chưa đủ hiểu biết để bảo vệ quan điểm cá nhân.

"Sai lầm khác là chọn ngành vì chạy theo xu hướng, vì "ngành này đang hot", "ngành kia lương cao". Xu hướng luôn thay đổi. Những gì được săn đón hôm nay có thể bị thay thế vào ngày mai. Nếu chỉ chọn ngành dựa vào điều đó, rất dễ bị cuốn theo guồng quay của thị trường, mất phương hướng. Ngành nghề bền vững nhất vẫn là ngành mà HS thật sự có đam mê, cam kết theo đuổi lâu dài", chị nói thêm.

Cũng theo chị Quỳnh, có hai yếu tố cốt lõi mà HS nên đặc biệt lưu tâm để vượt qua kỳ thi một cách hiệu quả và tự tin là: nắm vững kiến thức nền tảng và biết chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần.

"Nắm chắc kiến thức cơ bản là điều tiên quyết giúp HS xử lý tốt các tình huống trong phòng thi. Trong giai đoạn ôn thi, cần giữ cho cơ thể, tinh thần ở trạng thái tốt nhất. Học quá sức, ngủ không đủ, ăn uống thất thường… có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp thu, ghi nhớ. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng để giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Một vài phút đi bộ, hít thở sâu, hay trò chuyện với bạn bè, người thân… có thể giúp giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả", chị khuyên.

Sở dĩ được gọi là "idol" của giới trẻ vì chị Nguyễn Như Quỳnh có nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ, như: Tốt nghiệp cử nhân ngành quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao (2016 - 2020); hoàn thành chương trình thạc sĩ chính sách công tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (ĐH Quốc gia Singapore, NUS); từng được chính phủ Mỹ trao học bổng Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Chị còn là đồng sáng lập, Giám đốc điều hành của CyberKid Vietnam (từ năm 2020 - 3.2025), doanh nghiệp xã hội tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển năng lực số cho trẻ em và thanh thiếu niên tại VN.

Theo Thanh Nam (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các trường học cần tăng cường giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh trong việc tiếp xúc trên môi trường mạng. Ảnh: H.Đ.T

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(GLO)- Sự phát triển của công nghệ đã mang lại cho trẻ em cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với internet. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, các em ít được trang bị đủ kỹ năng tự vệ nên đối diện với rủi ro và dễ bị xâm hại. Vì vậy, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.