Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.

Đây là khan Ê Đê, thường ít được nhắc tới trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Trường ca Xing Chơ Niếp kể về các nhân vật dũng sĩ chống lại những thế lực hắc ám bảo vệ bà con, dòng tộc và buôn làng mình như: Xing Chơ Niếp (chồng của Hbra Lơ Tang, cha của Chiêm Tơ Mun), Đăm Di (anh ruột của Xing Chơ Niếp), Chiêm Tơ Mun (con trai của Xing Chơ Niếp), Chiêm Mơ Nga (con trai của Hlăc Giang)…

Âm vang đại ngàn. Ảnh: Hòa Carol

Âm vang đại ngàn. Ảnh: Hòa Carol

Không gian diễn ra các cuộc xung đột giữa 2 thế lực trong trường ca là buôn Đơ Lâu Gia của Xing Chơ Niếp và cả vùng sông nước, núi rừng thuộc Krông Pa, Krông Hinh. Xoay quanh các cuộc tranh giành người đẹp giữa 2 thế lực ngang tài, ngang sức (một bên là dòng họ Xing Chơ Niếp, bên kia là anh em Đăm Chút, đứng trung gian là ông bà Giổn-thần trời) và những cuộc đánh nhau long trời lở đất, thế hệ cha chết thì thế hệ con tiếp tục đánh nhau. Và cuối cùng, câu chuyện kết thúc có hậu là con cháu của Xing Chơ Niếp đã chiến thắng 3 anh em Đăm Chút, đem lại thanh bình, no ấm cho buôn làng.

Bên cạnh các cuộc xung đột đẫm máu đó là những sinh hoạt đời thường từ lao động sản xuất đến các phong tục, tập quán của người Ê Đê như: lễ thổi tai, lễ tục cưới hỏi, mừng chiến thắng, lễ bỏ mả… được mô tả khá chi tiết.

Cùng với ca ngợi những phẩm chất của người dũng sĩ như: tài năng, khỏe đẹp, can trường, đức hy sinh vì cộng đồng, trường ca Xing Chơ Niếp còn giàu chất trữ tình, lãng mạn. Con người và thiên nhiên trong trường ca được mô tả một cách chân phương, gần gũi và tươi đẹp gắn liền với tâm trạng nhân vật.

Đơn cử như đoạn miêu tả mọi người trong buôn Xing Chơ Niếp đang phấn khích cử người đưa tin đi tìm chồng cho em là Hbe Blao: “…Khi ngựa đã nhảy qua 10 cái suối, vượt qua 8 cái khe, Xu Rơ Bá thấy bên trái có hoa pơ lang màu trắng, hoa pơ lui màu vàng, hoa rang màu xanh, hoa pơ rang vít màu tím; bên phải có những bầy nhện đất giăng tơ. Sương sớm rơi đầy ngọn cỏ, ướt khắp cành cây. Xu Rơ Bá thấy nước Krông Pa chảy xiết, nước Krông Sóa chảy lờ đờ. Bên mé sông có nhiều người đi ngả nghiêng trên cát”.

Hay đoạn lột tả tâm trạng hân hoan của người đẹp Hbe Blao khi hứa hôn với người mình yêu: “Hôm đó, Hbe Blao, bụng như mùa hè gặp nước, ruột như có nhiều ong bay, hoa nở. Đi dọc Krông Sa, nàng thấy nhiều người đang tắm, dọc Krông Sóa thấy trẻ con đang đùa. Đến đâu ai cũng hỏi nàng đi giữ két về phải không? Nàng vui vẻ gật đầu, môi đẹp như hoa lơ tan buổi chiều, như hoa ê đáp buổi sáng. Nhảy qua 37 lớp rào làng để về nhà, nàng dậm rung 39 cột nhà, rồi đặt gùi cạnh bếp”.

Khi Xing Chơ Niếp chuẩn bị đi đánh nhau với anh em Đăm Chút thì người vợ Hbra Lơ Tang đã lo lắng cho chồng: “Ơ anh Xing Chơ Niếp. Em buồn quá. Anh đừng để hoa ê dắp lìa cành. Hãy xứng đáng là cái nhà cho em nấp, tán cây ê pang cho em náu; hãy xứng đáng là sắn, lúa cùng một mùa với em nhé anh. Đừng để đứt tay, sẹo chân thì em nuôi con một mình khổ cực”.

Ở các trường ca Tây Nguyên khác, chúng ta thường gặp cách tả người con gái đẹp một cách “công thức” như: “Nàng bước đi uyển chuyển/Gió thổi lộ bắp vế như có ánh chớp/Gió bay thấy đầu gối như có tiếng sấm ầm ì/Gió lật thoáng bắp đùi bỗng như chói lòa tiếng sét ngang tai”.

Đặc biệt, ở trường ca Xing Chơ Niếp, chúng ta gặp cách miêu tả chi tiết người đẹp Ve Rác Mơ Ngun khi lột bỏ xiêm y để tắm tiên trên dòng sông Pa khá táo bạo, độc đáo: “Ve Rác Mơ Ngun từ từ đi xuống sông. Vai nàng nở, cổ nàng dài. Ngực nàng đang nhú như nụ hoa sắp ló cánh; mông nàng đang căng như trái bầu non; môi nàng đỏ như mỏ chim én; má tròn hồng như mào gà sắp đẻ… Tắm đã xong, nghịch đã chán, xách nước đã đầy, Ve Rác Mơ Ngun nhảy lên bờ sông. Đến gần dơ hưn, nàng vẩy tóc cho tóc đùa, đưa tay cho tay lượn. Nàng vuốt ngực, nhún chân cho nước bay, nước ráo. Rồi lấy ên (váy), áo mặc vào và đeo vòng cườm lên cổ. Sắp gùi đứng dậy thì nàng chợt nhìn thấy một dấu chân nhỏ bé của ai in trên cát”.

Và đến khi gặp được chàng trai Chiêm Tơ Mun (núp trên cây) đã nhìn lén nàng tắm, chàng thật thà thổ lộ cùng người đẹp: “…anh ở trên ngọn cây dòm miết, anh liếc hoài. Ơ bắp chân em như thân cây chuối rừng bóc vỏ, bắp đùi em như đùi ếch lột da. Đôi núm vú em như hoa cơ pút nở buổi chiều, như cánh a rin nhấp nhô trong buổi sáng. Ơ em ơi, sao mẹ em sinh ra em đẹp thế vậy?”…

Với những đoạn miêu tả giàu chất trữ tình của trường ca Xing Chơ Niếp, chúng ta thấy người hát-kể (pô khan) không những có trí nhớ tuyệt vời, có sự sáng tạo mà còn rất thông thuộc tính cách, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người Ê Đê. Đó là một trong những nghệ nhân đặc sắc klei khan của người Ê Đê, là báu vật của đại ngàn Tây Nguyên.

Trường ca Xing Chơ Niếp được sưu tầm và phổ biến trong công chúng khá sớm. Thời kỳ đầu sau ngày thống nhất đất nước, ngành Văn hóa phát động phong trào sưu tầm, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trong đó có thể loại trường ca, sử thi.

Đây là trường ca có độ dài trung bình (dài hơn trường ca Đăm Noi) và có nhiều nhân vật (hơn 30 nhân vật là cá nhân hoặc tập thể) do Kpay Meo và Hà Nam Tiến là cán bộ nghiên cứu văn nghệ dân gian thuộc Sở Văn hóa Phú Khánh sưu tầm và biên soạn (1980-1982) và Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1986.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.