Sự lớn mạnh của Báo Gia Lai có đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đó là khẳng định của Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Gia Lai Huỳnh Kiên tại hội nghị cộng tác viên (CTV) năm 2024 diễn ra vào chiều 19-6.

Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp hữu ích và tâm huyết của đội ngũ CTV trong việc nâng cao chất lượng các ấn phẩm của Báo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của độc giả.

Tham dự hội nghị có các Phó Tổng Biên tập Khuất Đình Viện, Lương Văn Danh, Đoàn Minh Dưỡng; lãnh đạo các phòng chuyên môn của Báo Gia Lai và hơn 80 CTV đến từ các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố và một số cơ quan báo chí trên địa bàn.

Mở rộng mạng lưới CTV

Tại hội nghị, Phó Tổng Biên tập Lương Văn Danh đã thông tin khái quát về tình hình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Báo; đồng thời, đánh giá công tác bạn đọc-CTV 6 tháng đầu năm và định hướng tuyên truyền 6 tháng cuối năm 2024.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, Báo Gia Lai đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích và bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông. Đặc biệt, Báo Gia Lai luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng thông tin trên từng ấn phẩm; đẩy mạnh chuyển đổi số và khai thác tối đa tính năng để bắt kịp xu thế truyền thông đa phương tiện.

Để có được những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động của Báo còn có sự đóng góp to lớn từ đội ngũ CTV. Đến nay, Báo Gia Lai có hơn 200 CTV; trong đó, 50% đã qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ báo chí và có tâm huyết với nghề. Mạng lưới CTV được mở rộng đến nhiều ngành, đơn vị và tất cả các địa phương trong tỉnh; có khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác, mang tính thời sự cao. Đặc biệt, nhiều CTV từng là lãnh đạo các sở, ban, ngành nên có kinh nghiệm chuyên sâu theo từng lĩnh vực.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T

“Trên báo Gia Lai hiện nay có những chuyên mục do CTV phụ trách có chất lượng tốt như: “Sự kiện-Bình luận” do nhà báo Nguyễn Vân Thiêng-Đài Tiếng nói Việt Nam phụ trách; “Tư vấn pháp luật” do Luật sư Bùi Thanh Vũ-Trưởng Văn phòng Luật sư Vinh Phú kiêm Trưởng Chi nhánh Gia Lai phụ trách; “Gương mặt thơ” do nhà thơ Văn Công Hùng phụ trách; “Gia Lai miền nhớ” do các CTV Nguyễn Thị Kim Vân, Thanh Phong, Bùi Quang Vinh, Ngọc Tấn luân phiên viết bài”-Phó Tổng Biên tập Lương Văn Danh khẳng định.

Trong 6 tháng đầu năm, Báo Gia Lai đã tiếp nhận hơn 4.500 tin, bài, ảnh, thơ, truyện ngắn của các CTV; lựa chọn biên tập và đăng tải 1.795 tác phẩm (tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023). 100% bài của CTV do Tòa soạn đặt đều được sử dụng, đăng tải.

Nhiều đóng góp tâm huyết

Trong không khí thân tình, gần gũi, các CTV bày tỏ vui mừng khi được đồng hành cùng sự phát triển của Báo Gia Lai; đồng thời, đánh giá cao sự đổi mới, phát triển không ngừng của Báo theo hướng nâng cao chất lượng các ấn phẩm cả về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc xa gần.

Tổng Biên tập Báo Gia Lai Huỳnh Kiên tặng giấy khen cho các cộng tác viên tích cực. Ảnh: Đức Thụy

Tổng Biên tập Báo Gia Lai Huỳnh Kiên tặng giấy khen cho các cộng tác viên tích cực. Ảnh: Đức Thụy

Cộng tác viên Bùi Quang Vinh nhìn nhận: “Hiện nay, Báo Gia Lai đã từng bước đáp ứng được mục tiêu đổi mới, hữu ích và lan tỏa. Tuy nhiên, thông tin trên báo in còn khá dài, nhiều tin rút tít chưa ấn tượng. Báo cũng cần nghiên cứu, thay đổi một số chuyên mục đã tồn tại lâu năm để tạo nên sự mới mẻ, sinh động cho tờ báo”.

Là một trong những CTV mới của Báo Gia Lai điện tử ở chuyên mục Podcast, anh Nguyễn Hoàng Nam cho rằng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, Báo Gia Lai nên đẩy mạnh công tác truyền thông và lan tỏa mạnh mẽ thông tin trên các nền tảng số. “Riêng chuyên mục Podcast, ngoài bản tin tổng hợp, hy vọng thời gian đến, Báo Gia Lai mở rộng thêm các chủ đề khác để phục vụ nhu cầu đa dạng của thính giả”-anh Nam đề xuất.

Đồng quan điểm, CTV Phạm Công Quý góp ý: Việc phát triển các nền tảng mạng xã hội là cơ hội tốt giúp bạn đọc tiếp cận và biết đến Báo Gia Lai nhiều hơn. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả trong việc thông tin, tuyên truyền, thời gian đến, Báo cần chú trọng hơn nữa ở khâu tương tác với bạn đọc trên mạng xã hội.

CTV Hùng Hoa Lư phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đ.T

CTV Hùng Hoa Lư phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đ.T

Ghi nhận sự đóng góp của các CTV, tại hội nghị, Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã quyết định tặng giấy khen cho 10 CTV tích cực năm 2024. Đánh giá những ý kiến đóng góp của CTV tại hội nghị là vô cùng xác đáng và quý báu, tuy nhiên, Tổng Biên tập Huỳnh Kiên cũng mong muốn CTV chia sẻ với tình hình khó khăn chung của Báo; đồng thời, khẳng định Báo Gia Lai sẽ tiếp thu, cố gắng khắc phục hạn chế, phấn đấu đứng trong tốp khá của hệ thống báo Đảng địa phương và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Gia Lai cũng gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công đến đội ngũ CTV cùng gia đình và mong muốn các CTV tiếp tục quan tâm cộng tác, ủng hộ, chia sẻ và lan tỏa Báo Gia Lai đến với đông đảo bạn đọc.

Dịp này, Ban Biên tập Báo Gia Lai đã phát động cuộc thi viết phóng sự, ký sự với chủ đề “Gia Lai: 50 năm đổi mới và phát triển” nhằm thiết thực chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Cuộc thi diễn ra từ ngày 21-6-2024 đến 30-4-2025. Nội dung tác phẩm dự thi viết về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Gia Lai, đặc biệt là những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong 50 năm sau ngày giải phóng tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

(GLO)- Lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm về Tây Nguyên do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Phố núi Pleiku, trong đó có tranh của nhiều danh họa mà tên tuổi đã ghi đậm dấu ấn trong nền mỹ thuật hiện đại.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.