Mỹ cứng rắn, Trung Quốc ủng hộ kế hoạch hòa bình mà Nga và Ukraine đều thông qua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Reuters dẫn lời Đại sứ Trương Hán Huy trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nga RIA ngày 7/5, nêu rõ quan điểm của Bắc Kinh về hội nghị hòa bình ở Thụy Sỹ sắp tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong chuyến thăm Pháp. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong chuyến thăm Pháp. Ảnh: AFP

"Trung Quốc ủng hộ việc triệu tập kịp thời một hội nghị hòa bình quốc tế, được Nga và Ukraine thông qua, với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên và thảo luận công bằng về mọi phương án hòa bình", ông Trương nói.

Trung Quốc khẳng định sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò tích cực để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng. "Để ngăn chặn xung đột leo thang và vượt khỏi tầm kiểm soát, tất cả các bên phải cùng nỗ lực để tái lập hòa bình càng nhanh càng tốt", ông Trương nói.

Tuyên bố của Đại sứ Trương Hán Huy được được đưa ra khi ngày 15-16/6 tới đây, Thụy Sỹ chủ trì một hội nghị hòa bình về Ukraine mà chưa mời Nga tham dự.

Trước đó 1 ngày khi thăm Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Bắc Kinh ủng hộ sự kiện khi hội nghị này được cả Moscow và Kiev công nhận với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên. Trung Quốc đang "đóng vai trò tích cực" cố gắng tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine. Ông Tập cũng cảnh báo không nên lợi dụng cuộc xung đột để "bôi nhọ" Trung Quốc.

Liên quan tình hình Ukraine, cùng ngày, theo Financial Times (FT), Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói rằng, Kiev sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.

Ông Sullivan dự đoán, Nga sẽ tiếp tục có bước tiến trên chiến trường trong thời gian tới, vì sẽ mất một thời gian để viện trợ của Mỹ đến được Ukraine.

Đề cập kịch bản chiến sự trong năm 2025, theo quan chức cấp cao Nhà Trắng, quân đội Ukraine có ý định "giành lại các khu vực mà lực lượng Nga kiểm soát".

FT nhận định, những đánh giá của ông Sullivan về kế hoạch phản công của Ukraine trong năm 2025 hé lộ cam kết của chính quyền Mỹ trong trường hợp Tổng thống Joe Biden tái đắc cử vào tháng 11 tới.

Theo Pravda ngày 6/5, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby đã kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine để bảo toàn lực lượng trước vũ khí phương Tây. "Nếu Moscow lo ngại về việc binh lính Nga ở Ukraine bị tấn công bằng vũ khí phương Tây, cách đơn giản nhất là rút lui", ông Kirby nói.

Trong bình luận của mình, quan chức Mỹ cũng chỉ trích Nga vì những tuyên bố liên quan đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. "Việc lãnh đạo một cường quốc hạt nhân đưa ra những lời đe dọa như vậy là liều lĩnh và vô trách nhiệm", ông Kirby nói thêm.

Về phần Moscow, Nga cho biết sẽ không tham gia bất cứ hội nghị hòa bình nào mà không tính đến lợi ích của Nga, đồng thời cho rằng, hội nghị mà Thụy Sỹ đăng cai để thảo luận về cái gọi là công thức hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là không có ý nghĩa.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 6/5 viết trên Telegram: "Việc gửi quân của họ ( các nước phương Tây ủng hộ Kiev) đến lãnh thổ Ukraine sẽ khiến quốc gia của họ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến và chúng tôi sẽ phải đáp trả. Và thật không may, không phải trên lãnh thổ Ukraine. Sẽ có một thảm kịch toàn cầu” trước động thái các nước phương Tây có thể gửi quân tới Ukraine.

Ông Medvedev cảnh báo giới tinh hoa phương Tây sẽ không thể né tránh phản ứng của Nga dù ở Đồi Capitol (Mỹ), Điện Elysee (Pháp) hay số 10 phố Downing (Anh).

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.