Cảnh báo tội phạm lừa đảo giả danh cơ quan điều tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra nhiều vụ việc người dân bị các đối tượng giả danh là cán bộ Cơ quan điều tra để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Hành vi của các đối tượng không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các cơ quan nhà nước mà còn gây mất an ninh trật tự và thiệt hại về tài sản của người dân.

Theo thống kê của Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai), trong năm 2023, Công an toàn tỉnh đã nhận được 208 tin trình báo của người dân về việc bị đối tượng xấu lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền khoảng 84 tỷ đồng. Trong đó, nhiều bị hại là giáo viên, cán bộ, công chức nhà nước, lực lượng vũ trang, người nghỉ hưu...

Qua phân tích đánh giá về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, những trường hợp bị lừa đảo là do nhẹ dạ cả tin, thiếu thông tin và kỹ năng nhận diện lừa đảo. Cùng với đó, sự sợ hãi khi bị đe dọa dẫn đến việc bị hại luôn có tâm lý làm theo yêu cầu của các đối tượng.

Đáng chú ý, các đối tượng sử dụng cuộc gọi giả danh cán bộ Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân để đe dọa nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, rửa tiền quốc tế... nhằm mục đích yêu cầu nạn nhân nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, sau đó dẫn dụ nạn nhân tiến hành các bước tiếp theo để thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Công an huyện Đak Đoa tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trên địa bàn huyện. Ảnh: R.H

Công an huyện Đak Đoa tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trên địa bàn huyện. Ảnh: R.H

Điển hình như vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 30 phút ngày 25-3-2024, ông L.T.Đ (trú tại thị trấn Đak Đoa) đến Công an huyện Đak Đoa trình báo về việc vào ngày 14-3-2024, ông bị nhiều đối tượng giả danh cán bộ Cơ quan điều tra Công an TP. Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gọi điện đến thông báo ông có liên quan đến hoạt động mua bán ma túy và yêu cầu ông cung cấp thông tin các tài khoản ngân hàng đang sử dụng để phục vụ công tác điều tra. Ngoài ra, các đối tượng còn yêu cầu, để phục vụ công tác điều tra, ông Đ. không được kể với ai kể cả là với Công an.

Sau khi biết ông Đ. đang sử dụng tài khoản ngân hàng BIDV, các đối tượng này đã yêu cầu ông Đ. cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu của tài khoản này cho chúng. Đồng thời, yêu cầu ông Đ nộp tiền vào tài khoản ngân hàng để niêm phong tài sản phục vụ điều tra vụ án.

Tin tưởng các đối tượng, ngày 18-3 và ngày 23-3-2024, ông Đ. đã nộp với tổng số tiền 1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng BIDV của mình. Tiếp đó, khi ông Đ. đã chuyển tiền vào tài khoản trên, các đối tượng tiếp tục yêu cầu ông Đ. cung cấp mã OTP mà ngân hàng gửi về điện thoại của ông. Sau khi gửi mã OTP cho các đối tượng, ông Đ. nhận được thông báo tài khoản bị trừ số tiền là 1 tỷ đồng. Đến ngày 25-3-2024, khi ông Đ. đến ngân hàng BIDV để rút tiền thì mới phát hiện mình đã bị lừa.

Tương tự, vào ngày 14-3-2024, anh L.M.H (trú xã Tân Bình, huyện Đak Đoa) đang ở nhà mình thì có một đối tượng nam giới tự xưng là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gọi qua số điện thoại và mạng xã hội Zalo cho anh H.

Đối tượng này thông báo anh H. có liên quan đến một vụ ma túy, rửa tiền. Đồng thời, yêu cầu anh H. mở một tài khoản ngân hàng Agribank và nói anh H. gửi tiền vào tài khoản này để phục vụ công tác điều tra.

Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, anh H. đến ngân hàng Agribank-chi nhánh Đak Đoa mở tài khoản. Khi mở tài khoản xong, đối tượng yêu cầu anh H cung cấp số điện thoại đăng ký mở tài khoản ngân hàng trên, cung cấp mật khẩu đăng nhập tài khoản và yêu cầu anh H. rút tất cả số tiền tiết kiệm rồi nộp vào tài khoản Agribank vừa mới lập.

Tin tưởng lời đối tượng, từ ngày 14 đến 15-3, anh H đã chuyển 2,7 tỷ đồng vào tài khoản Agribank trên. Sau đó, đối tượng này đã nhiều lần yêu cầu anh H. cung cấp mã OTP của ngân hàng Agribank. Đến ngày 16-3, anh H. đến ngân hàng Agribank để sao kê tài khoản thì phát hiện toàn bộ số tiền 2,7 tỷ đồng đã bị đối tượng rút hết.

Trao đổi với P.V về thực trạng trên, Thiếu tá Lê Anh Tuấn-Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự (Công an huyện Đak Đoa) cho biết: Từ năm 2023 đến nay, Công an huyện Đak Đoa đã khởi tố 68 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Để phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đơn vị thường xuyên xây dựng các bài cảnh báo tuyên truyền về phương thức thủ đoạn của tội phạm đăng tải trên mạng xã hội của đơn vị để người dân nâng cao cảnh giác.

Công an huyện cũng khuyến cáo người dân, các cơ quan nhà nước không làm việc qua điện thoại, chỉ làm việc tại trụ sở hoặc gặp mặt trực tiếp. Cơ quan Công an cũng không yêu cầu người dân đóng tiền vào các tài khoản cá nhân để tiến hành điều tra. Người dân tuyệt đối không cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP ngân hàng của mình cho người khác. Khi có cuộc gọi lạ, nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay đến cơ quan Công an để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

(GLO)- Hội đồng tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ (Công an huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ do người dân giao nộp và thu được trong quá trình đấu tranh, xử lý đối với tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.