Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Ban tế lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Vua Hùng. Ảnh: Vũ Chi

Ban tế lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Vua Hùng. Ảnh: Vũ Chi

Mặc dù nghi lễ chính thức bắt đầu vào buổi tối, nhưng từ chiều bà con đã có mặt tại nhà văn hóa để chuẩn bị mâm lễ cúng Giỗ Tổ và trang trí hội trường. Mỗi người một tay, 12 mâm lễ đã nhanh chóng hoàn thành, chứa đựng sự thành kính, tri ân của người dân đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng và ước vọng về một cuộc sống đủ đầy, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Đúng 19 giờ 30 phút, tiếng trống hội vang lên, nghi lễ cúng giỗ chính thức bắt đầu. Trong không khí trang nghiêm, người dân ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước của 18 đời Vua Hùng. “Cây có cội, nước có nguồn, con người phải có tổ tiên, ông bà. Hôm nay, ngày mùng 10-3 âm lịch, hòa chung không khí cả nước, bà con nhân dân tổ dân phố 8 tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công lao khai thiên, lập địa của các Vua Hùng cũng như tinh thần quật cường của các thế hệ cha ông đi trước; đồng thời cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bà con đoàn kết một lòng chung sức xây dựng quê hương Phú Thiện ngày càng giàu đẹp”- Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh trong diễn văn khai mạc buổi lễ.

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Để tỏ lòng thành kính, Ban tế lễ thực hiện nghi lễ cúng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Vua Hùng. 12 mâm lễ cúng chuẩn bị từ trước lần lượt được dâng lên gồm 1 đầu heo, 1 con gà, 1 mâm xôi, 1 mâm bánh giày, 1 mâm bánh chưng, trà, rượu, hoa quả, bánh kẹo. Chủ tế điều hành nghi thức, đại diện toàn thể dân làng bày tỏ sự tri ân với công lao của các Vua Hùng. Kết thúc phần lễ, bà con hòa mình vào các tiết mục văn nghệ sôi nổi, hấp dẫn. Trong đó, nhiều tiết mục mang phong cách cổ điển như múa kiếm, múa hát chèo…do chính các bà, các mẹ trong tổ dân phố biểu diễn nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ khán giả. Bà con cũng tự mình dâng hương thụ lộc, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của chính bản thân mình.

Ông Phúc cho biết: Tổ dân phố 8 hiện có 395 hộ với 1.685 nhân khẩu, chủ yếu là bà con từ các tỉnh phía Bắc vào xây dựng kinh tế mới từ những năm 80 của thế kỷ trước. Với một lòng hướng về quê cha đất Tổ, suốt 10 năm nay, cứ vào mùng 10-3 âm lịch, bà con tổ dân phố 8 lại nô nức tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương với tâm niệm dù ở nơi nào thì tất cả người dân trên mọi miền đất nước Việt Nam đều là con cháu Vua Hùng.

Để buổi lễ diễn ra trang trọng, ý nghĩa, tổ dân phố đã xây dựng kế hoạch trước đó 1 tháng, tổ chức họp dân thống nhất các hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trong đó, Ban tế lễ, Ban dâng hương phụ trách nghi lễ cúng; chi hội phụ nữ phụ trách các tiết mục văn nghệ. Trước buổi lễ một ngày, bà con tập trung về hội trường nhà văn hóa tổ dân phố để gói bánh chưng, bánh giày, chuẩn bị lễ vật…“Thông qua hoạt động văn hóa ý nghĩa này không chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng tự hào dân tộc mà là dịp để đoàn kết, gắn bó bà con trong tổ với nhau, chung tay xây dựng quê hương thứ 2 ngày càng phát triển”-ông Phúc thông tin.

Đông đảo bà con nhân dân tổ dân phố 8 tham gia lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh: Vũ Chi

Đông đảo bà con nhân dân tổ dân phố 8 tham gia lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh: Vũ Chi

Với vai trò chủ tế trong buổi lễ, ông Nguyễn Văn Ba chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được bà con tin tưởng giao trọng trách thực hiện nghi lễ cúng trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Rời quê hương Ninh Bình vào Gia Lai lập nghiệp, bao nhiêu vất vả trước đây nay đã dần thay thế bằng cuộc sống sung túc, đủ đầy. Hy vọng con cháu sau này sẽ luôn nhớ về cội nguồn, về quê cha đất Tổ với lòng biết ơn, từ đó nỗ lực cống hiến sức người, sức của xây dựng quê hương Phú Thiện ngày càng giàu mạnh”.

Ông Ninh Tuấn Hùng-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Phú Thiện-đánh giá: Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam bao đời nay. Kế thừa truyền thống ấy, 10 năm qua, bà con tổ dân phố 8 đã duy trì lễ hội Giỗ Tổ với nhiều hoạt động đa dạng, ý nghĩa, trở thành ngày hội thực sự của cả dân làng. Đây cũng là địa phương duy nhất trong huyện tổ chức và duy trì được nghi lễ này. Với không khí trang nghiêm, thành kính, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương tại tổ dân phố 8 đã khơi dậy trong mỗi người dân lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với các vị Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã có công dựng nước; qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.