Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 lùi thời hạn nhận bài dự thi đến ngày 31-3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa thông báo về việc lùi thời hạn nhận bài dự thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 đến ngày 31-3 thay vì ngày 15-3 như trước đây.

Theo đó, Sở GD-ĐT yêu cầu các phòng GD-ĐT, trường phổ thông thuộc Sở, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đăng tải lên trang thông tin điện tử của đơn vị và thông báo rộng rãi tới các em trong độ tuổi quy định về việc Ban tổ chức lùi thời hạn nhận bài tham gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 đến ngày 31-3-2024 (theo dấu Bưu điện); đồng thời, khuyến khích các em tiếp tục tham gia và gửi bài dự thi.

Lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Mộc Trà

Lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Mộc Trà

Đối với những bài dự thi đã hoàn thành, các em nhanh chóng gửi về địa chỉ: Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) để Ban tổ chức cuộc thi tiến hành chấm thi sớm, tránh tình trạng dồn bài thi sau ngày 31-3.

Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở liên quan đến việc tham gia, đôn đốc triển khai Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 trên địa bàn tỉnh.

Được biết, chủ đề cuộc thi năm nay gắn liền với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024), đó là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn tám thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.

Chủ đề này khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình về thế giới đang sống trước những thách thức toàn cầu và đề xuất các giải pháp để thay đổi. Cốt lõi của điều này nằm trong mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc với nội dung quan trọng nhất là danh sách 17 mục tiêu phát triển bền vững, kêu gọi tất cả các quốc gia cùng chung tay hành động và tăng cường hợp tác hướng đến cột mốc 2030.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.