Lớp học tình thương của đôi vợ chồng già

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ở ấp Tân Lập (xã Đông Hòa, TP.Dĩ An, Bình Dương) có vợ chồng già vì thương cảm những em nhỏ theo cha mẹ lên thành phố kiếm sống, không có điều kiện đến lớp, đã mở một lớp học tình thương để dạy chữ gần 30 năm qua.

Lớp học do ông Huỳnh Văn Phê (83 tuổi) và vợ là bà Huỳnh Thị Lành (85 tuổi) mở từ năm 1994 và trực tiếp đứng lớp. Học sinh đa số là những em nhỏ theo cha mẹ từ miền Tây lên TP.HCM, Bình Dương mưu sinh với đủ nghề như phụ hồ, mua bán ve chai, bán vé số, chạy xe ôm...

Ông Huỳnh Văn Phê cần mẫn gieo con chữ cho các em nhỏ trong lớp học tình thương ở ấp Tân Lập

Ông Huỳnh Văn Phê cần mẫn gieo con chữ cho các em nhỏ trong lớp học tình thương ở ấp Tân Lập

Thời gian đầu, lớp học được che chắn tạm bợ bằng mái lá, sau đó được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng kiên cố bằng bê tông. Sau gần 3 thập niên, lớp học vẫn tồn tại đến nay với cái tên quen thuộc: "Lớp học tình thương ấp Tân Lập".

Gần nửa đời người gắn bó với phấn trắng, bảng đen, thế nhưng ông bà chẳng nhận mình là người thầy, mà chỉ xem mình là người dạy chữ cho con cháu. Ông Phê, bà Lành được người dân gọi với cái tên thân thuộc: "ông Tư, bà Tư".

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Những năm trước, mỗi em nhỏ đến học đóng 15.000 đồng để trang trải điện nước, dụng cụ học tập; nhưng khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, ông bà quyết định không thu bất kỳ khoản tiền nào để các em nhỏ có điều kiện theo học.

Gần 30 năm qua, lớp học của đôi vợ chồng già đã dạy kiến thức tiểu học cho gần 2.000 em nhỏ. Nhiều người trong số đó sau này đã đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Điều mà ông bà canh cánh trong lòng là lớp học nằm trong khu đất quy hoạch thuộc quản lý của ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ bị giải tỏa… Lớp học sớm muộn phải đóng cửa và dừng lại chặng đường gieo con chữ suốt bao năm qua.

“Con theo ông bà ở quê An Giang lên đây đi làm, ông nội biết lớp học này hồi đầu năm nên xin cho con đến học chữ, nhờ có ông bà Tư mà con viết chữ được rồi”, Phạm Huỳnh Thảo Ngân (7 tuổi, quê An Giang) kể

“Con theo ông bà ở quê An Giang lên đây đi làm, ông nội biết lớp học này hồi đầu năm nên xin cho con đến học chữ, nhờ có ông bà Tư mà con viết chữ được rồi”, Phạm Huỳnh Thảo Ngân (7 tuổi, quê An Giang) kể

Bà Huỳnh Thị Lành hướng dẫn bé Thảo Ngân tập viết chữ trong giờ học tiếng Việt

Bà Huỳnh Thị Lành hướng dẫn bé Thảo Ngân tập viết chữ trong giờ học tiếng Việt

Nhiều em nhỏ theo cha mẹ lặn lội từ miền Tây lên thành phố kiếm sống phải bỏ lỡ việc học; nhưng nhờ lớp học này mà nhiều em đã biết đọc, biết viết

Nhiều em nhỏ theo cha mẹ lặn lội từ miền Tây lên thành phố kiếm sống phải bỏ lỡ việc học; nhưng nhờ lớp học này mà nhiều em đã biết đọc, biết viết

Sau mỗi buổi học, ông Phê xem lại bài tập rồi chấm điểm cho các em

Sau mỗi buổi học, ông Phê xem lại bài tập rồi chấm điểm cho các em

“Từ ngày biết lớp học này, vợ chồng tôi mừng lắm, con tôi được học chữ mà không phải tốn tiền, vợ chồng tui đi làm thuê làm mướn lấy đâu ra tiền mà cho con đi học”, ông Đặng Thanh Tâm (47 tuổi, quê An Giang) tâm sự

“Từ ngày biết lớp học này, vợ chồng tôi mừng lắm, con tôi được học chữ mà không phải tốn tiền, vợ chồng tui đi làm thuê làm mướn lấy đâu ra tiền mà cho con đi học”, ông Đặng Thanh Tâm (47 tuổi, quê An Giang) tâm sự

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Bé Nguyễn Văn Lộc (7 tuổi) chăm chú tập viết trong giờ học Tiếng Việt

Bé Nguyễn Văn Lộc (7 tuổi) chăm chú tập viết trong giờ học Tiếng Việt

Ngoài những giờ lên lớp, bà Tư nghỉ ngơi và xem lại bài vở trong căn nhà nhỏ cạnh lớp học

Ngoài những giờ lên lớp, bà Tư nghỉ ngơi và xem lại bài vở trong căn nhà nhỏ cạnh lớp học

“Điều mà hai vợ chồng tui lo lắng là lớp học tình thương này nằm trong khu đất của ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ bị giải tỏa, khi đó không biết mấy đứa nhỏ sẽ học ở đâu”, bà Lành trầm ngâm về tương lai của lớp học

“Điều mà hai vợ chồng tui lo lắng là lớp học tình thương này nằm trong khu đất của ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ bị giải tỏa, khi đó không biết mấy đứa nhỏ sẽ học ở đâu”, bà Lành trầm ngâm về tương lai của lớp học

Có thể bạn quan tâm

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…