Đak Đoa củng cố đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ được bồi dưỡng kiến thức pháp luật nên đội ngũ hòa giải viên ở huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Huyện Đak Đoa có 111 tổ hòa giải với 666 hòa giải viên tại 17 xã, thị trấn. Xác định công tác hòa giải có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, thời gian qua, Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện và các ban, ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đội ngũ hòa giải viên. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào Luật Hòa giải cơ sở, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hộ tịch, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo...

 Thành viên Tổ hòa giải thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa) trao đổi công việc. Ảnh: R'Ô HOK
Thành viên Tổ hòa giải thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa) trao đổi công việc. Ảnh: R'Ô HOK



Bên cạnh bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các hòa giải viên còn được trang bị kỹ năng hòa giải và quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư, kiến nghị của người dân. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương còn thường xuyên quan tâm rà soát, kiện toàn, củng cố các tổ hòa giải ở cơ sở. Nhờ vậy, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ hòa giải viên ngày càng chuyển biến rõ rệt, các văn bản pháp luật được chuyển tải kịp thời đến người dân; số vụ việc hòa giải thành ngày càng cao; nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp được giải quyết dứt điểm, đơn thư khiếu kiện vượt cấp được hạn chế. Riêng năm 2021, UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 44 vụ việc, trong đó hòa giải thành 33 vụ, hòa giải không thành 8 vụ, đang giải quyết 2 vụ và chuyển lên cấp trên 1 vụ.

Từ kinh nghiệm làm công tác hòa giải lâu năm, bà Trần Thị Tính-Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Tam Điệp (xã Hneng) cho biết: Tổ hòa giải có 8 thành viên. Trước đây, bà con nhiều khi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt liên quan đến đất đai đã dẫn đến tranh chấp, kiện tụng. Các thành viên trong tổ chủ động tìm hiểu, tra cứu thêm các văn bản pháp luật, kết hợp với nắm tình hình thực tế để hòa giải, không để mâu thuẫn thêm phức tạp. Ngoài ra, tổ hòa giải phân công các thành viên phụ trách từng lĩnh vực, từng xóm để kịp thời nắm bắt các vụ việc phát sinh trong cộng đồng, từ đó tìm cách tháo gỡ, tránh dẫn đến mâu thuẫn lớn, kiện tụng nhau.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa-công chức Tư pháp-Hộ tịch xã Hneng-thông tin: Xã có 4 tổ hòa giải với 27 hòa giải viên. Để nâng cao kiến thức, kỹ năng hòa giải cho các hòa giải viên, hàng tuần, tại các cuộc giao ban, cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới để phổ biến. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể trong xã thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Nhờ vậy, số vụ mâu thuẫn ngày càng giảm. Năm 2021, xã tiếp nhận 4 vụ việc thì 2 vụ hòa giải thành, 1 vụ đang giải quyết và 1 vụ đã chuyển lên cấp có thẩm quyền.

Tương tự, ông A Yó-Trưởng thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa) cho biết: Thôn có 573 hộ với 2.228 khẩu, hơn 70% là người dân tộc thiểu số. Trước đây, trên địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ việc mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình gây mất trật tự. Với phương châm giải quyết dứt điểm từ cơ sở, không để mâu thuẫn trở nên phức tạp, tổ hòa giải đã kịp thời hòa giải thành nhiều vụ việc. “Trong năm 2021, tổ đã hòa giải thành công 10/10 vụ việc. Sở Tư pháp đã tặng giấy khen cho tổ vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 2021”-ông A Yó bộc bạch.

Trao đổi với P.V, ông Đỗ Thành Việt-Trưởng phòng Tư pháp huyện Đak Đoa-cho hay: Các tổ hòa giải được cơ cấu đầy đủ thành phần như: trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi bộ, trưởng thôn, già làng và người có uy tín. Đội ngũ hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hòa giải, am hiểu phong tục, tập quán trong cộng đồng, có kinh nghiệm, khả năng vận động, thuyết phục và làm việc công tâm, khách quan. “Thời gian tới, Phòng Tư pháp tiếp tục phối hợp với các ban, ngành đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần làm giảm vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”-ông Việt cho biết thêm.

 

R'Ô HOK
 

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.