Gia Lai: Đẩy mạnh công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có  về việc tập trung đẩy mạnh công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trên địa bàn tỉnh.
bệnh trắng lá mía xuất hiện trở lại trân địa bàn huyện Ia Pa.
Bệnh trắng lá mía xuất hiện trở lại trên địa bàn huyện Ia Pa. Ảnh: Lê Nam
Hiện nay bệnh khảm lá vi rút hại mì còn gây hại tại 9 địa phương gồm: Ia Pa, Phú Thiện, Kbang, Krông Pa, Đak Pơ, Kông Chro, Chư Prông, thị xã Ayun Pa và An Khê với diện tích hơn 1.236 ha; bệnh trắng lá mía gây hại tại Ia Pa với diện tích 327,9 ha; bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu với diện tích nhiễm 84 ha.
Để chủ động phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, hạn chế thiệt hại cho sản xuất, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân nhận biết về đặc điểm phát sinh gây hại của từng đối tượng dịch hại và phương pháp phòng trừ có hiệu quả; đối với bệnh khảm lá vi rút hại mì, bệnh trắng lá mía, sâu keo mùa thu… kiên quyết không dùng giống nhiễm bệnh kéo dài; hướng dẫn người dân dùng giống kháng sâu bệnh có năng suất và chất lượng tốt. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật…
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các nhà máy chế biến đường, tinh bột mì trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí, đồng hành cùng người trồng mì, mía phòng trừ bệnh; tiêu hủy nguồn bệnh đúng quy định, bảo vệ vùng nguyên liệu an toàn, bền vững; chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã có vùng nguyên liệu của nhà máy tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, thực hiện có hiệu quả phòng-chống bệnh; chấp hành nghiêm công tác kiểm dịch thực vật theo quy định...
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.