Pleiku: Sôi nổi chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 31-12, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao phối hợp cùng Thành Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Pleiku tổ chức chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”. Chương trình văn nghệ đã thu hút hơn 1.000 khán giả đến xem và cổ vũ.

70287c52775f077d398097b4c0e6cb43.jpg
Tiết mục "Tuổi xuân dâng Đảng" tạo ấn tượng với khán giả đến theo dõi chương trình văn nghệ. Ảnh: M.N

Chương trình gồm các tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam như: Tuổi xuân dâng Đảng, Xuân yêu thương, Non sông ngàn năm gấm vóc, Mùa xuân bên cửa sổ, Hạnh phúc xuân ngời, Chào xuân mới… do các ca sĩ, đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ biểu diễn.

Đặc biệt, các khán giả được xem phần biểu diễn Trống hội, Mai hoa thung do các đội lân-sư-rồng trên địa bàn thành phố biểu diễn.

Kết thúc chương trình văn nghệ, phần bắn pháo hoa rực rỡ đã tạo không khí sôi nổi chào đón Tết Dương lịch 2025.

fe06cd667857fa4f528cc0adf91d1dfa.jpg
Khán giả Pleiku háo hức theo dõi phần biểu diễn "Mai hoa thung" do đội lân-sư-rồng Ngọc Phúc biểu diễn. Ảnh: M.N

Chương trình văn nghệ đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi đón chào năm mới 2025; góp phần động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn thành phố tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, lao động, sản xuất góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 50.000 lượt người nghèo, khó khăn với tổng giá trị đạt 22 tỷ đồng. Ảnh: N.N

Tết nhân ái

(GLO)- Với mục tiêu huy động sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp người nghèo có thêm điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc, phong trào “Tết nhân ái” đã được triển khai và nhận sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Dấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

E-magazineDấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

(GLO)- Chân dung người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mang vẻ đẹp của sự tận hiến, trở nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh Gia Lai. Nhờ đó, công chúng có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn đời sống người chiến sĩ giữa thời bình.

Các nghệ nhân phường Cheo Reo tái hiện lễ mừng lúa mới của người Jrai tại Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vũ Chi

Hội thi văn hóa cồng chiêng thị xã Ayun Pa: Tái hiện chân thực không gian văn hóa truyền thống

(GLO)-Với nhiều nét mới, Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) lần thứ III năm 2024 diễn ra trong ngày 21-12 đã tái hiện không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, mang đến những trải nghiệm thú vị cho người xem.