Pleiku có 4.224 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 27-11, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam” TP. Pleiku (viết tắt Đề án 61) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Ngọc

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Ngọc

Năm 2023, hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 TP. Pleiku đảm bảo theo quy chế đề ra và thực hiện hiệu quả nội dung của Đề án. Ngành Nông nghiệp thành phố đã tập trung hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế về đất đai, thích ứng với biến đổi khí hậu và môi trường; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Toàn thành phố có hơn 2.704 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; chuyển đổi 73,93 ha từ đất lúa 1 vụ, các loại đất khác kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh theo hướng trang trại, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp đã tích cực phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trong hội viên, nông dân. Qua bình xét đến cuối năm có 4.224 hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp”. Thành lập 8 mô hình nông hội, nâng tổng số nông hội hiện có là 17 nông hội với 584 thành viên. Thành phố hiện có 126 tổ hội nghề nghiệp với 1.597 thành viên. Toàn thành phố hiện có 11.995 hội viên nông dân, trong năm đã kết nạp 13 hội viên vào Đảng, nâng tổng số đảng viên trong cán bộ, hội viên nông dân lên 1.227 đảng viên.

Nhờ được đào tạo nghề trồng rau an toàn, nhiều hộ dân ở làng Wâu (xã Chư Á) đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập. Ảnh: Phạm Ngọc
Nhờ được đào tạo nghề trồng rau an toàn, nhiều hộ dân ở làng Wâu (xã Chư Á) đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập. Ảnh: Phạm Ngọc

Cũng trong năm 2023, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn thành phố tăng trưởng gần 1,7 tỷ đồng, nâng tổng lên trên 5,7 tỷ đồng. Đã giải ngân gần 3 tỷ đồng cho 6 dự án và 49 hộ vay theo nhóm hộ. Tính đến ngày 24-11, tổng dư nợ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn thành phố gần 5,8 tỷ đồng cho 167 hộ vay thực hiện 9 dự án và vay theo nhóm hộ.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trần Xuân Quang-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 61 TP. Pleiku ghi nhận những kết quả đạt được của các cấp Hội Nông dân vào sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong năm qua. Đồng thời, đề nghị Ban Chỉ đạo Đề án 61 các cấp tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; chủ động phối hợp với các ngân hàng giúp nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xây dựng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp; chủ động tham gia việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản; phối hợp tổ chức đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn.

Cùng với đó, bố trí tăng kinh phí hoạt động, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để Hội Nông dân có điều kiện thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.