Phú Yên: Trồng đậu cô ve "khác người", trái ra quá trời, hái mỏi cả tay, cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, (tỉnh Phú Yên) là người mạnh dạn tiên phong chuyển đổi đất trồng lúa bấp bênh sang trồng đậu cô ve. Đậu cô ve anh Phước trồng cây nào cũng ra trái quá trời, vợ chồng anh hái mỏi cả tay...

Trên địa bàn huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) hiện nay có một số diện tích trồng lúa thường xuyên thiếu nước để canh tác trong vụ Hè thu. Vì vậy phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã khuyến cáo bà con nông dân chủ động chuyển đổi đối tượng cây trồng để phù hợp với tình hình biến đổi thời tiết, nắng hạn kéo dài...

Như hiện nay, nhiều hộ nông dân  chuyển sang canh tác các đối tượng cây trồng cạn khác như đậu đỗ, ngô, rau... và anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, là người mạnh dạn tiên phong chuyển đổi đất trồng lúa bấp bênh sang trồng đậu cô ve.

 

 Anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chăm sóc vườn đậu cô ve hàng ngày.
Anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chăm sóc vườn đậu cô ve hàng ngày.


Anh Phước cho biết: Với diện tích 2 sào trung bộ (1.000 m2) nếu canh tác cây lúa như lâu nay thì chỉ đủ vốn, may ra dư được rơm, rạ để tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi trâu bò của gia đình.

ặc biệt trong những năm gần đây, do hạn hán thường xuyên xảy ra nên trồng lúa ở vụ Hè Thu thường xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho cây lúa.

Được sự hướng dẫn và tuyên truyền của ngành nông nghiệp, tôi đã chủ động chuyển đổi đối tượng cây trồng cạn thay cho cây lúa trên diện tích canh tác.

Nhờ vậy đã hạn chế việc tưới nước cũng như đối phó với sự tác động bất thường của thời tiết và đã mang lại năng suất và thu nhập cao cho gia đình như trồng cây đậu cô ve, cây khổ qua…

Điều thú vị khi nhiều mặt hàng nông sản bị ế ẩm do thương lái ép giá vì ảnh hưởng dịch covid-19, không có thị trường tiêu thụ thì với những sản phẩm của anh gia đình anh Phước như đậu cô ve, khổ qua,… thu hoạch đến đâu thương lái đến tận vườn thu mua đến đó, giá thu mua rất ổn định.

 

Thương lái đến tận vườn trồng đậu cô ve của gia đình anh Lê Hữu Phước, thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thu mua đậu cô ve
Thương lái đến tận vườn trồng đậu cô ve của gia đình anh Lê Hữu Phước, thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thu mua đậu cô ve


Thường cây đậu cô ve chỉ canh tác ở vụ Đông Xuân, chủ yếu phục vụ cho thị trường tết, còn ở vụ Xuân Hè và Hè Thu hay thiếu nước tưới nên rất ít người trồng.

Nắm bắt được đặc điểm này anh Phước đã mạnh dạn đầu tư, trồng thử nghiệm và đã thành công.công nhiều năm liên tiếp.

Anh Lê Hữu Phước, thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chia sẻ: Như năm nay với 1.000m2 trồng đậu cô ve, anh dự kiến sản lượng đạt khoảng 2,5 tấn, với giá bán 10.000 đồng/kg, sau khi trừ hết các khoản chi phí, vườn đậu cô ve của gia đình anh lãi trên 20 triệu đồng.

Nếu so với trồng lúa thì lợi nhuận từ trồng đậu cô ve cao gấp 10 lần, bởi so với trồng lúa, trồng đậu cô ve ít tốn công chăm sóc và chi phí đầu tư cũng không cao, đặc biệt không tốn nhiều nước tưới, không phải lo thiếu nước mỗi khi hạn hán,...

Có thể nói đây là một mô hình cần nhân rộng trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, không những hiệu quả về tiết kiệm nước tưới, tận dụng diện tích đất trồng mà còn mang lại thu nhập cao, ổn định cho bà con nông dân.

 

https://danviet.vn/phu-yen-trong-dau-co-ve-tren-dat-lua-trai-ra-qua-troi-hai-moi-ca-tay-nhung-thu-nhap-cao-20201002001530799.htm
 

Theo  Lê Hữu Phúc (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.