Phòng-chống bệnh trắng lá mía và bệnh khảm lá virus trên cây sắn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 14-9, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng-chống bệnh trắng lá mía và bệnh khảm lá virus hại trên cây sắn năm 2018.

 Ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn cách phòng bệnh trên vây mía và cây sắn. Ảnh: Lê Nam
Ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn cách phòng bệnh trên vây mía và cây sắn. Ảnh: Lê Nam

Tại hội nghị, lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã báo cáo tình hình phát sinh gây hại của bệnh trắng lá mía, bệnh khảm lá virus hại sắn và hướng dẫn các biện pháp phòng-chống trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, toàn tỉnh có hơn 2.034 ha mía bị bệnh trắng lá. Hiện các địa phương đã tiêu hủy cày phá bỏ hoàn toàn đươc 607 ha (Ia Pa hơn 532 ha, Đak Pơ 20 ha, Phú Thiện 25 ha, Krông Pa 27,5 ha, Kông Chro 2,6 ha); hơn 931 ha được phòng trừ bằng cách cuốc bỏ cục bộ; diện tích hiện tại còn bị nhiễm trên đồng là hơn 1.059 ha (nhiễm nhẹ hơn 765 ha, trung bình 122 ha, năng gần 172 ha). Còn đối với bệnh khảm lá virus hại sắn với diện tích 58,6 ha (huyện Ia Pa 171,9 ha, Phú Thiện 38,7 ha, Krông Pa 2 ha) và bệnh gây hại tập trung trên các loại giống KM419 và HL-S11.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra ý kiến cần nâng cao công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đối với cây mía bị bệnh trắng lá trên 30% phải tiến hành cày bỏ hoàn toàn để tiêu hủy nguồn bệnh và chuyển đổi cây trồng; đối với diện tích bị nhiễm bệnh dưới 30% phải cuốc bỏ cục bộ, tiêu hủy nguồn bệnh. Đồng thời, nâng cao công tác xử lý hom giống, phòng trừ môi giới truyền bệnh và vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch.

Đối với bệnh khảm lá virus gây hại trên cây sắn cần đánh giá và xác định mức độ gây hại trên ruộng và giai đoạn sinh trưởng của cây để áp dụng biện pháp tiêu hủy thích hợp. Nếu ruộng sắn dưới 3 tháng bị nhiễm dưới 50% thì nhổ tiêu hủy cây bị bệnh và tiếp tục chăm sóc cây còn lại; nếu bị nhiễm trên 50% thì tiến hành nhổ tiêu hủy hoàn toàn đồng thời áp dụng biện pháp luân canh; với ruộng sắn trên 5 tháng bị nhiễm dưới 70% thì nhổ tiêu hủy cây bị bệnh và chăm sóc cây còn lại, nếu bị nhiễm trên 70% thì tiến hành nhổ tiêu hủy hoàn toàn đồng thời áp dụng biện pháp luân canh.

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các địa phương phải tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, tăng cường quản lý nguồn giống và đến cuối tháng 9-2018 phải giải quyết dứt điểm đối với bệnh khảm lá virus gây hại trên cây sắn.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.