Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói gì về 185 lượt giảm lãi suất trên thế giới và dư địa của Việt Nam?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian đại dịch Covid-19 có đến 185 lượt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện 4 lượt cắt giảm lãi suất. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất nếu cần thiết.

 

Sáng nay (22/9), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2020.

NHNN cho biết đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường. Thanh khoản hệ thống của tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt. Tính đến ngày 15/9/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019.

Sẵn sàng nới thêm room cho các ngân hàng

Đáng chú ý, mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống TCTD dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ năm 2019.

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin, 2 tháng đầu năm 2020 tín dụng tăng chậm (cụ thể cuối tháng 1 tăng 0,01%, cuối tháng 2 tăng 0,2%). Tuy nhiên nhờ việc triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp hỗ trợ khách hàng, từ tháng 3 đã xuất hiện phục hồi khi cầu tín dụng bắt đầu tăng. Đến cuối tháng 8/2020, tăng trưởng tín dụng đạt 4,75% và đến ngày 16/9/2020 tín dụng đã tăng 4,81%.

Dù vậy, tín dụng vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên như: tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 4%; tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 3,29%; tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 3%...

Các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, trái phiếu chính phủ vẫn được các TCTD tiếp tục triển khai quyết liệt; nhu cầu vốn cho các dự án trọng điểm được đáp ứng kịp thời. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của NHNN.

 

  Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN)
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN)


Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết thêm, dịch Covid 19 tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Với các ngân hàng, tác động lớn nhất là cầu tín dụng rất thấp. Mặc dù các ngân hàng đưa ra nhiều gói tín dụng lãi suất thấp, NHNN cũng nới room cho tất cả các ngân hàng có nhu cầu và có khả năng tăng trưởng tín dụng, song số lượng khách hàng có nhu vay vẫn rất ít. Tổng số dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi Covid 19 lên tới 25%.  

Với sự chỉ đạo của NHNN, thời gian qua, các ngân hàng thương mại triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng.  Đặc biệt, tính đến 14/9/2020, thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.

Đề cập thêm về tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, "Đầu năm, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% nhưng do tác động của đại dịch Covid-19 nên nhu cầu vốn rất thấp. Tính đến giữa tháng, tăng trưởng tín dụng chỉ vào khoảng 4,8%. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm NHNN sẽ cân nhắc điều chỉnh đối với từng TCTD".

Cũng theo Phó Thống đốc, đối với các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, Phó Thống đốc khẳng định, NHNN luôn theo sát để đảm bảo tín dụng không lâm vào rủi ro và hạn chế thấp nhất gia tăng của nợ xấu.

"Hệ thống ngân hàng luôn bảo đảm cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả", bà Hồng nhấn mạnh.

Dư địa giảm lãi suất cho vay: Còn hay hết?

Một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách tiền tệ 9 tháng đầu năm 2020, theo Phó Thống đốc chính là mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 02 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. 

 

  Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về dư địa giảm lãi suất
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về dư địa giảm lãi suất



Trước câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc, NHNN có tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới hay không? Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, về mặt chủ trương, NHNN rất muốn và cố gắng phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất.

Phó Thống đốc nói, "Trong điều hành, chúng tôi luôn chú trọng điều hành thanh khoản thuận lợi cho các TCTD để các ngân hàng có điều kiện không tăng lãi suất. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng tiết giảm chi phí như giảm lương, thưởng, không chia cổ tức bằng tiền mặt…từ đó có điều kiện thuận lợi giảm lãi suất cho vay.

Riêng về dư địa giảm lãi suất điều hành, theo thống kê của NHNN, trong thời gian đại dịch Covid-19 có đến 185 lượt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Việt Nam có tới 4 lượt giảm lãi suất kể từ đầu năm tới nay. Trong thời gian tới, NHNN sẽ căn cứ vào vĩ mô và sức khỏe của hệ thống đặc biệt là thanh khoản của các NH tại các thời điểm để quyết định điều chỉnh lãi suất nếu cần thiết".


https://danviet.vn/pho-thong-doc-nguyen-thi-hong-noi-gi-ve-185-luot-giam-lai-suat-tren-the-gioi-va-du-dia-cua-viet-nam-20200922104131251.htm

 

Theo HUYỀN ANH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum: Sẽ tiếp nhận dự án cấp tín dụng đầu tư của Nhà nước

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum: Sẽ tiếp nhận dự án cấp tín dụng đầu tư của Nhà nước

(GLO)- Kể từ ngày 22-12, hầu hết dự án tổ chức thực hiện tại 2 tỉnh Gia Lai-Kon Tum (trừ lĩnh vực nhiệt điện than, sản xuất xi măng, sắt thép) đều thuộc đối được tài trợ tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum.
Chính phủ ban hành Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

Chính phủ ban hành Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

(GLO)- Theo đó, phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc chọn ngân hàng thương mại làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ cho đối tượng mua. Đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định.

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Một loạt các quy định về tài chính, thuế, chi phí... liên quan đến báo chí đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi đang khiến hàng vạn nhà báo đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh thu nhập; các cơ quan báo chí đã khó khăn lại càng thêm khó.
Đề nghị gỡ vướng thuế, tài chính cho cơ quan báo chí

Đề nghị gỡ vướng thuế, tài chính cho cơ quan báo chí

Bộ TT-TT vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn về thuế, tài chính... cho cơ quan báo chí.
Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng

Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23-11-2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đưa phương thức thanh toán QR Code về chợ nông thôn

Đưa phương thức thanh toán QR Code về chợ nông thôn

(GLO)- Thay vì dùng tiền mặt như trước đây, nhiều cửa hàng, sạp hàng trong các chợ dân sinh ở huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã áp dụng hình thức quét QR Code để khách hàng thanh toán qua tài khoản ngân hàng, giúp hoạt động mua bán diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm Mobile - Money đúng theo quy định

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm Mobile - Money đúng theo quy định

(GLO)- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ và cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm Mobile - Money đúng theo quy định và pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, biến tướng, lợi dụng vi phạm pháp luật, rủi ro ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, an toàn hệ thống thanh toán, tài chính, tiền tệ quốc gia và hoạt động ngân hàng.
Tăng tốc giải ngân vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn

Tăng tốc giải ngân vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn

(GLO)- Đầu tháng 11-2023, Trung ương đã bổ sung thêm 280 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai để cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Gia hạn thí điểm Mobile-Money đến hết ngày 31-12-2024

Gia hạn thí điểm Mobile-Money đến hết ngày 31-12-2024

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị quyết 192/NQ-CP về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money); gia hạn triển khai thí điểm Mobile-Money đến hết ngày 31-12-2024.