Phổ điểm môn Ngữ văn đề thi tốt nghiệp THPT năm nay dự kiến từ 6-7 điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trưa 7-7, trao đổi với PV Báo SGGP về đề thi môn Ngữ văn, ThS. Trần Văn Hải, Tổ phó chuyên môn Tổ Văn, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 11) cho biết, so với đề thi môn Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, độ khó của đề thi năm nay được nâng lên, có sự phân hóa rõ ràng, nhất là câu nghị luận văn học có thêm yêu cầu nâng cao.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lương Thế Vinh trước giờ thi môn Ngữ văn. Ảnh: CAO THĂNG
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lương Thế Vinh trước giờ thi môn Ngữ văn. Ảnh: CAO THĂNG


Ngoài ra, đối với câu hỏi đọc - hiểu, ngữ liệu được đánh giá khá hay, mang tính triết lý sâu sắc. Điều này sẽ gây khó cho một số thí sinh. Trong đó, câu 1 và câu 2 chỉ mang tính chất nhận biết kiến thức. Đối với câu 3 và 4, thí sinh cần phải bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của bản thân để thấy được nét tương đồng giữa dòng chảy của nước và cuộc sống của con người, có bắt đầu, có kết thúc, luôn miệt mài, bền bỉ đi hết hành trình của đời mình với bao thăng trầm, với bao trải nghiệm quý giá.

Từ những gợi ý đó, thí sinh rút ra những bài học về lẽ sống, tiêu biểu nhất là bài học phải biết cống hiến, hy sinh cho cuộc đời.

Đối với câu nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh bàn về sự cần thiết phải biết sống cống hiến. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn hay, mang tính giáo dục cao, có tính thời sự, khơi gợi được lẽ sống đẹp ở các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, tinh thần cống hiến lại càng cần được phát huy.

Để làm tốt câu hỏi nghị luận xã hội, thí sinh phải vận dụng hiểu biết xã hội và các kỹ năng viết đoạn nghị luận xã hội (giải thích, phân tích, chứng minh…) để làm bật lên sự cần thiết của lẽ sống này đối với bản thân và cộng đồng. Các em cần trình bày đúng yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

Riêng về câu nghị luận văn học, thí sinh được yêu cầu cảm nhận về các khổ 3, 4, 5 trong tác phẩm "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh. Thí sinh cần vận dụng kiến thức, kỹ năng (phân tích, bình luận) để làm bật lên nội dung "sóng là đối tượng suy tư về nguồn cội của tình yêu và nỗi nhớ trong tình yêu".

Từ đó, bài làm nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ của tác giả Xuân Quỳnh như hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm nhưng cũng nhiều trăn trở, suy tư, luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị, đời thường, đồng thời luôn muốn vượt ra khỏi giới hạn của không gian, thời gian, đời người để trường tồn cùng tình yêu. Đây là vẻ đẹp vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại.

Giáo viên này dự đoán phổ điểm thi môn Ngữ văn năm nay sẽ phổ biến tử 6- 7  điểm.

 

Theo THU TÂM (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null