Phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược về cấp nước là bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế-xã hội.

 

Hồ chứa nước Tả Trạch nằm ở phía thượng nguồn sông Hương, Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Hồ chứa nước Tả Trạch nằm ở phía thượng nguồn sông Hương, Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)





Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định số 33/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược về cấp nước là bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế-xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao từ hệ thống công trình thủy lợi; đặc biệt quan tâm đến những vùng thường xuyên thiếu nước như Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược về cấp nước cấp nước còn là chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%, trong đó đến năm 2030 có 30%, năm 2050 có 60% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến; đến năm 2030 diện tích cây trồng cạn được tưới đạt 70%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 30%; đến năm 2050 đạt 100%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 60%.

Mục tiêu nêu rõ: Chủ động tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực, đảm bảo tiêu thoát ở vùng đồng bằng, vùng trũng phục vụ dân sinh, nông nghiệp với tần suất từ 5-10%; đáp ứng yêu cầu tiêu, thoát cho khu đô thị tiêu vào hệ thống công trình thủy lợi.

Về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược đề ra mục tiêu chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, xói lở bờ sông, bờ biển... kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình; đảm bảo an toàn trước các tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước gây ra cho các đô thị, khu dân cư, hoạt động sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Chiến lược cũng đề ra các giải pháp chung như hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường thực thi pháp luật về thủy lợi; hoàn thiện tổ chức bộ máy; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác; giải pháp cho từng khu vực: Trung du, miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch hành động, chương trình, đề án và tổng hợp các nội dung đề xuất thực hiện Chiến lược từ các bộ, ngành, địa phương hàng năm hoặc năm năm; rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc thực hiện Chiến lược.

Theo TTXVN/Vietnam+
 

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.