Phẫu thuật tạo hình cho bé gái có 24 ngón tay chân, bị dư ngón, dính ngón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bé gái tên T. (7 tháng tuổi, ngụ Long An) được mẹ đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng bàn tay và bàn chân bị dư ngón, dính ngón phức tạp.

Ngày 16.8, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đỗ Trọng (chuyên khoa Ngoại nhi - Ngoại tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết: Cụ thể, ngón út trên bàn tay trái và phải của bé thừa một mẩu thịt nhỏ, ngón cái bàn tay phải tách làm đôi, bàn chân phải có 2 ngón cái, ngón cái và ngón trỏ bàn chân trái dính nhau gần hết. Tổng cộng, hai bàn tay và chân của cháu có 24 ngón thay vì 20 ngón như người bình thường.

Qua khai thác tiền sử được biết mẹ bé cũng mắc dị tật này, như vậy nguyên nhân khiến bé bị dư ngón, dính ngón là do di truyền.

Thừa cả ngón bàn tay và bàn chân là dị tật hiếm gặp

Theo bác sĩ Trọng, thừa ngón là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 1/1.000 trẻ sinh ra. Tuy nhiên, thường trẻ chỉ bị thừa ngón tay hoặc ngón chân. Tỷ lệ thừa ngón bàn chân hiếm gặp, chỉ 0,4/10.000 bệnh nhân. Trường hợp cả hai bàn tay và chân đều bị dị tật ngón như bé rất hiếm, chứng tỏ bé mang gien bệnh ngay từ khi còn trong bào thai.

Trẻ bị thừa ngón nên được phẫu thuật sớm, tốt nhất là trước 12 tháng tuổi. Nhờ đó, trẻ sẽ không bị tổn thương tâm lý khi nhận thức được bàn tay, bàn chân mình khác biệt so với các bạn. Khi bé được đưa đến khám, nhận thấy bé đủ điều kiện sức khỏe cho ca mổ, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để cắt bỏ ngón tay, chân thừa, tách dính ngón cho bé.

Dựa trên vị trí của ngón thừa trên bàn tay, bàn chân, y khoa chia dị tật thừa ngón thành 3 loại: thừa ngón về phía trong, thừa ngón về phía ngoài và thừa ngón trung tâm. Trường hợp của bé T. là dị tật thừa ngón về phía trong, xảy ra ở ngón tay cái.

Bàn tay của bé bị thừa ngón, dính ngón. Ảnh: BSCC
Bàn tay của bé bị thừa ngón, dính ngón. Ảnh: BSCC

Phẫu thuật tạo hình đưa bàn tay, bàn chân về hình dạng bình thường

Ê kíp phẫu thuật loại bỏ mẩu thịt thừa ở những ngón dư, sau đó tạo hình lại ngón tay, chân, đưa bàn tay, bàn chân trở về hình dạng bình thường, đảm bảo chức năng vận động. Với các ngón chân bị dính gần hết, bác sĩ tách hai ngón dính, tạo hình lại kẽ ngón và ghép da lên vùng ngón còn thiếu da che phủ. May mắn trục xương chưa bị biến dạng nên không cần nắn chỉnh. Sau hơn 1 giờ, thủ thuật kết thúc thành công.

Vài giờ sau ca mổ, bé tỉnh táo, bú sữa và chơi đùa bình thường. Theo dõi 2 ngày, bé hồi phục tốt, vết mổ khô, bác sĩ cho bé xuất viện. Bé được tái khám theo lịch để được đánh giá hoạt động của các ngón tay, ngón chân, theo dõi sự phát triển của tứ chi nhằm đảm bảo chức năng cầm nắm, vận động của bé tương tự như những trẻ bình thường.

Theo bác sĩ Trọng, nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị thừa ngón, dính ngón là do di truyền, cụ thể là sự bất thường về gien của em bé trong giai đoạn bào thai. Các nguyên nhân khác bao gồm thai phụ hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, rubella…

Để phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị thừa ngón, 6 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ, người mẹ cần duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, cần tiêm ngừa đầy đủ, ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là canxi, sắt và axit folic.

"Vì dị tật di truyền mang tính trội, nên với các cặp vợ chồng có một trong hai người bị dị tật thừa ngón, có thể thực hiện sàng lọc phôi rồi thụ tinh trong ống nghiệm. Việc làm này giúp loại trừ các phôi có bất thường về nhiễm sắc thể do di truyền từ cha mẹ, chọn phôi tốt để chuyển nhằm tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh", bác sĩ Trọng khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.