Phát hiện thêm tin vui bất ngờ cho người yêu thích cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ Journal of the American Medical Directors Association, đã phát hiện người ở độ tuổi 50 uống cà phê sẽ duy trì được thể lực tốt hơn đáng kể khi về già.

Theo đó, người trưởng thành tiêu thụ lượng caffeine cao hơn qua việc uống cà phê hoặc trà, sẽ có tuổi già khỏe hơn, theo tạp chí y khoa Medical Express.

Nghiên cứu do giáo sư Koh Woon Puay, từ Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore (NUS Medicine), dẫn đầu, đã thu thập thông tin từ hơn 12.000 người tham gia, được theo dõi trong 20 năm.

Thêm tin vui cho những người yêu thích cà phê. Ảnh: Shutterstock

Thêm tin vui cho những người yêu thích cà phê. Ảnh: Shutterstock

Những người tham gia được phỏng vấn lần đầu ở độ tuổi trung bình là 53, gồm các câu hỏi về thói quen uống đồ uống có chứa caffeine như cà phê và trà. Họ cũng trả lời một số thông tin về chiều cao, cân nặng, chế độ ăn, tập thể dục, thời gian ngủ.

Những người uống cà phê được chia thành 4 nhóm dựa trên lượng cà phê tiêu thụ: Không uống cà phê hằng ngày, uống 1 tách cà phê mỗi ngày, 2 - 3 tách mỗi ngày và 4 tách trở lên mỗi ngày.

Những người uống trà cũng được chia thành 4 nhóm theo tần suất uống: Không bao giờ uống trà, uống ít nhất 1 lần một tháng, ít nhất 1 lần một tuần và uống hằng ngày.

Sau thời gian 20 năm theo dõi, ở tuổi 73, họ được kiểm tra về mức độ thể chất, thông qua phỏng vấn và các bài kiểm tra thể chất.

Người uống trà, cà phê sẽ duy trì được thể lực tốt hơn đáng kể khi về già. Ảnh: Shutterstock

Người uống trà, cà phê sẽ duy trì được thể lực tốt hơn đáng kể khi về già. Ảnh: Shutterstock

Kết quả đã phát hiện uống cà phê, trà đen hoặc trà xanh ở tuổi trung niên giúp giảm đáng kể nguy cơ suy nhược về thể chất ở tuổi già.

Cụ thể, những người uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày đã giảm đáng kể tỷ lệ suy nhược về thể chất ở tuổi già, so với người không uống cà phê hằng ngày, theo Medical Express.

Và những người uống trà đen, trà xanh hằng ngày cũng giảm đáng kể tỷ lệ suy nhược cơ thể so với người không uống.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá thêm mối liên hệ giữa lượng caffeine tiêu thụ và nguy cơ suy nhược cơ thể ở giai đoạn cuối đời. Kết quả cũng cho thấy tiêu thụ nhiều caffeine càng ít bị suy nhược cơ thể.

Ngoài caffeine, cà phê và trà còn chứa nhiều polyphenol hoạt tính sinh học, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh làm tăng tình trạng suy nhược, như tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì và bệnh thoái hóa thần kinh.

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.