Phát hiện bất ngờ lý do tuổi thọ trung bình nam giới thấp hơn nữ giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Lý do khiến tuổi thọ trung bình của nam giới thấp hơn nữ giới bởi theo thời gian họ bị mất đi nhiễm sắc thể Y.

Thống kê cho thấy tuổi thọ trung bình của nữ giới ở Mỹ cao hơn nam giới khoảng 5 tuổi, trong khi trên toàn thế giới con số này là 7 tuổi.

Sở dĩ tuổi thọ trung bình của nam giới thấp hơn nữ giới do sự biến mất dần dần nhiễm sắc thể Y từ tiểu quần thể tế bào ở nam giới dẫn đến sẹo mô tim. Quá trình này diễn ra theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ suy tim và dẫn đến tử vong, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science khẳng định.

Mỗi người có 23 cặp nhiễm sắc thể (NST), 22 trong số đó là NST thường, nghĩa là chúng trông giống nhau ở cả nam và nữ. Cặp còn lại là NST giới tính, nữ giới sẽ có hai NST X còn nam giới sẽ có một NST X và một NST Y.

Tuy nhiên khi nam giới già đi, họ sẽ mất NST Y trong một số tế bào. Điều này xảy ra với tỷ lệ đặc biệt cao trong các tế bào thường xuyên được thay thế, chẳng hạn như tế bào máu.

Nghiên cứu trước đây đã gợi ý về mối liên hệ giữa mất NST Y với các bệnh lý liên quan đến tuổi tác và tử vong ở nam giới.

Để minh chứng, các tác giả nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để loại bỏ NST Y khỏi tế bào tủy xương của chuột đực. Từ đây dẫn đến việc sản sinh ra các tế bào bạch cầu không có NST Y, một số tế bào đó di chuyển đến tim của chuột và kích hoạt "mạng lưới tín hiệu tiền nguyên bào". Cơ chế kích hoạt này dẫn đến sự gia tăng xơ hóa hoặc xuất hiện các mô xơ trong tim, cuối cùng làm giảm chức năng tim và khiến chuột chết sớm.

"Xơ hoá mô là một dấu hiệu của sự lão hóa và được ước tính là nguyên nhân dẫn đến 45% số ca tử vong ở các nước công nghiệp. Do đó, thực tế thí nghiệm gây ra chứng xơ hóa ở chuột cho thấy rằng nhiều trường hợp tử vong thực sự có thể liên quan đến mất NST Y" - Tác giả nghiên cứu Kenneth Walsh, cho biết.

Để chắc chắn hơn, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ Ngân hàng Biobank của Anh và phát hiện ra rằng mất NST Y ở nam giới có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn và làm tăng nguy cơ tử vong.

"Đặc biệt ở độ tuổi từ 60 trở lên, nam giới thường chết sớm hơn nữ giới. Điều này như thể nam giới già đi nhanh hơn về mặt sinh học và đây chính là nhược điểm sinh tồn của nam giới" - tác giả Kenneth Walsh nhấn mạnh.


 

Nam giới do bị mất NST Y nên tuổi thọ thấp hơn nữ giới. Ảnh minh họa: Shutterstock.com
Nam giới do bị mất NST Y nên tuổi thọ thấp hơn nữ giới. Ảnh minh họa: Shutterstock.com


Việc phát hiện nam giới theo thời gian sẽ bị mất đi NST Y khiến giảm tuổi thọ nghe có đáng lo ngại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chấn an rằng họ đã có cách khắc phục. Cụ thể họ đã điều trị cho chuột mất NST Y bằng một loại kháng thể giúp ngăn chặn hoạt động của tế bào bạch cầu và kết quả rối loạn chức năng tim đã thuyên giảm.

"Sẽ có loại thuốc để điều trị xơ hóa, có thể giúp nam giới khỏe mạnh hơn ngay cả khi đã ngoài 60 tuổi và loại thuốc này giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tim" - các nhà nghiên cứu khẳng định.

Theo BẰNG HƯNG (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.