Phát hành tranh cổ động nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin từ Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, Cục Văn hóa cơ sở đã phát hành 68 tranh cổ động để tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972-18/12/2022).
Báo Hà Nội mới đưa tin: Bộ tranh cổ động gồm 68 tác phẩm tiêu biểu, được chấm chọn từ hơn 500 tác phẩm từ cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không. Cuộc thi được phát động từ tháng 8-2022, góp phần tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại sâu sắc của chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không; tôn vinh truyền thống vẻ vang, chiến công của trí tuệ, lòng quả cảm, ý chí quật cường của quân dân Thủ đô và các tỉnh, thành phố miền Bắc. 
Phát hành tranh cổ động nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. Ảnh: vhttcs.org.vn
Phát hành tranh cổ động nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. Ảnh: vhttcs.org.vn
Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Triển lãm tấm lớn ngoài trời và trao giải, tổng kết cuộc thi sẽ được Cục Văn hóa cơ sở phối hợp tổ chức tại Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và một số địa phương liên quan trong tháng 12-2022.
Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, của “thế trận phòng không nhân dân” cùng  sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới. Chiến thắng cũng thể hiện trí thông minh và lòng dũng cảm của dân tộc ta trong cuộc chiến chống lại cuộc tập kích đường không quy mô lớn của kẻ thù với vũ khí trang bị hiện đại. 
Chiến thắng có giá trị lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Từ đó tiếp tục xây dựng niềm tin, nêu cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Màu Tết “bên cồn”

Màu Tết “bên cồn”

(GLO)- “Bên cồn” trang trí, bày biện đón Tết ra sao là thắc mắc của không ít người sau khi trào lưu “đám giỗ bên cồn” thành cụm từ viral trên mạng xã hội mới đây.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

Trải nghiệm ký ức Tết xưa

(GLO)- Trong tâm thức, mỗi người Việt luôn trân trọng những cảm xúc đẹp với hương vị xưa quen thuộc, bình dị của Tết cổ truyền. Để hồi nhớ về không khí truyền thống ấy, khi Tết đến, xuân về, nhiều hàng quán, trường học…tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã tái hiện lại những hình ảnh của Tết xưa đầy ấn tượng.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Gìn giữ, phát huy những nghi lễ truyền thống, cộng đồng người M’nông Gar ở xã Đắk Phơi (huyện Lắk) đã phục dựng và trình diễn thành công lễ rước hồn lúa về kho, một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất của dân tộc mình.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.