Phần mềm miễn phí nTrust giúp phòng chống lừa đảo trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
nTrust là dự án phần mềm phi lợi nhuận, sử dụng cho smartphone nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trực tuyến.

Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) chính thức phát hành phần mềm phòng chống lừa đảo mang tên nTrust. Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, sử dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR.

Ứng dụng cũng hỗ trợ chức năng rà soát, quét các chương trình đang có trên điện thoại, phát hiện mã độc hoặc phần mềm giả mạo. Người dùng có thể tải phần mềm từ 2 gian ứng dụng phổ biến là Google Play với hệ điều hành Android và App Store với hệ điều hành iOS (điện thoại iPhone).

Người dùng smartphone có thể tìm kiếm phần mềm chống lừa đảo bằng từ khóa "nTrust" trên các kho ứng dụng của điện thoại

Người dùng smartphone có thể tìm kiếm phần mềm chống lừa đảo bằng từ khóa "nTrust" trên các kho ứng dụng của điện thoại

nTrust là dự án phần mềm phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội. Dự án từng được giới thiệu vào ngày 13.5. Phiên bản mới ra mắt được cập nhật, hoàn thiện tính năng theo các góp ý từ hàng trăm tình nguyện viên đã tham gia bản thử nghiệm trong tháng 6.2024, trong đó cải thiện đáng kể khả năng quét mã độc và tối ưu hiệu năng hoạt động của phần mềm.

Phần mềm miễn phí giúp phòng chống lừa đảo trực tuyến

Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc NCA cho biết: "Hiện tại cơ sở dữ liệu phòng chống lừa đảo nTrust đã có hơn 1 triệu bản ghi, được xác minh, tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức an ninh mạng thành viên của NCA. Chúng tôi hy vọng sau khi ra mắt, với sự tham gia của cộng đồng người dùng, bộ dữ liệu này sẽ tăng nhanh trong thời gian tới".

Người dùng có thể tải nTrust bắt đầu từ hôm nay và cũng trực tiếp tham gia cộng đồng phòng chống lừa đảo nTrust. Theo đó, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nghi vấn lừa đảo, người dùng có thể gửi báo cáo số điện thoại, số tài khoản, đường link, app nghi ngờ về trung tâm thông qua tính năng tích hợp sẵn trên ứng dụng. Các dữ liệu báo cáo này sẽ được tập hợp, xác minh và cập nhật cho toàn bộ cộng đồng người sử dụng nTrust.

Phần mềm cũng cho phép người dùng chủ động trong việc kiểm soát, lựa chọn các thông tin cần kiểm tra, báo cáo. Toàn bộ quá trình xử lý liên quan đến kiểm tra cuộc gọi lừa đảo, làm phiền sẽ chỉ được thực hiện trên điện thoại, không gửi bất cứ thông tin gì về máy chủ.

nTrust sẽ xử lý các dữ liệu trực tiếp trên smartphone, không gửi về máy chủ để đảm bảo tính riêng tư của người dùng

nTrust sẽ xử lý các dữ liệu trực tiếp trên smartphone, không gửi về máy chủ để đảm bảo tính riêng tư của người dùng

Thời gian qua, các biện pháp phòng chống lừa đảo từ cơ quan quản lý như chuẩn hóa thuê bao viễn thông, phổ biến, hướng dẫn về bảo vệ dữ liệu cá nhân và mới nhất là yêu cầu xác thực sinh trắc học đã từng bước thu hẹp phạm vi hoạt động của các đối tượng lừa đảo. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục có những biến tướng với hình thức, công nghệ mới xuất hiện.

Theo ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 6 tháng đầu năm 2024, hệ thống giám sát kỹ thuật của Cục ghi nhận hơn 90.000 điểm yếu lỗ hổng an toàn thông tin đang tồn tại ở hạ tầng CNTT thuộc nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Đơn vị đã phải xử lý số lượng sự cố nghiêm trọng tăng gần 60% so với năm ngoái.

Tại một sự kiện diễn ra mới đây, lãnh đạo một doanh nghiệp về bảo mật cũng cho biết nửa đầu năm 2024, đơn vị phát hiện 46 vụ lộ lọt, rao bán dữ liệu tại Việt Nam, với 13 triệu bản ghi bị đem bán và hơn 12,3 GB dữ liệu mã nguồn bị lộ lọt. Cùng với đó là 10 vụ tấn công mã hóa dữ liệu ransomware và khoảng 56 tổ chức có dấu hiệu bị tấn công bởi phần mềm tống tiền.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.