Pakistan dọa sử dụng vũ khí hạt nhân khi tranh chấp nguồn nước với Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ trưởng đường sắt Pakistan Hanif Abbasi vừa có động thái khiến căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ- Pakistan khi hôm 27/4 tuyên bố, nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả nước láng giềng Ấn Độ, nếu New Delhi chặn nguồn nước sông Indus.


ngu-dan-tha-luoi-tren-song-indus-o-hyderabad-pakistan-anh-reuters-sua.jpg
Ngư dân thả lưới trên sông Indus ở Hyderabad, Pakistan.Ảnh: Reuters

Theo Reuters, ông Abbasi nói Pakistan có nhiều loại tên lửa tiên tiến cùng với 130 đầu đạn hạt nhân được “giữ lại riêng cho Ấn Độ”.

“Nếu họ ngừng cung cấp nước cho chúng ta, thì họ nên sẵn sàng cho chiến tranh. Các thiết bị quân sự, tên lửa của chúng ta không phải để trưng bày. Không ai có thể biết chúng ta đã bố trí vũ khí hạt nhân ở đâu trên khắp Pakistan. Tôi nhắc lại lần nữa, những tên lửa đạn đạo này, tất cả đều nhắm về phía họ”, Bộ trưởng Abbasi cảnh báo.

Phản ứng của ông Abbasi đưa ra khi Ấn Độ công bố một loạt biện pháp trừng phạt Pakistan, sau vụ xả súng làm 26 người thiệt mạng ở thị trấn Pahalgam, Kashmir. Ấn Độ tuyên bố đình chỉ Hiệp ước sông Ấn và thu hồi tất cả thị thực đối với người Pakistan.

Đáp trả, Pakistan hôm 24/4 tuyên bố đóng cửa không phận và đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Ấn Độ. Ngày 27/4, Chính phủ Pakistan chỉ đạo các cơ quan y tế triển khai các biện pháp “khẩn cấp” nhằm đối phó với nguy cơ gián đoạn nguồn cung dược phẩm trên toàn quốc.

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan leo thang khiến giới quan sát hết sức lo ngại. Hôm 27/4, quân đội Ấn Độ cho biết binh sĩ Pakistan “khai hỏa vô cớ” dọc Đường kiểm soát ở Kashmir, buộc lực lượng Ấn Độ phải bắn trả. Từ khi vụ thảm sát diễn ra, quân đội Ấn Độ và Pakistan có 3 lần đấu súng ở khu vực viên giới tranh chấp.

Cùng ngày 27/4, Daily Mail (báo Anh) đưa tin, Pakistan đã điều một số đơn vị pháo binh đến biên giới với Ấn Độ.

Indus là một trong những con sông dài nhất châu Á, chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan trước khi đổ ra Biển Arab. Các sông góp phần hình thành vùng đồng bằng Indus màu mỡ nằm giữa 4 nước Afghanistan, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, trong đó phần lớn ở lãnh thổ Pakistan.

Do đó, quản lý nguồn nước là vấn đề quan trọng với cả Ấn Độ và Pakistan. Sau khi thực dân Anh trao trả độc lập cho hai nước tháng 8/1947, hai bên ký thỏa thuận cho phép nguồn nước tiếp tục chảy qua biên giới vào Pakistan.

Khi thỏa thuận hết hiệu lực năm 1948, Ấn Độ đã chặn dòng chảy, buộc Pakistan phải đàm phán khẩn cấp về chia sẻ nguồn nước. Hai bên mất nhiều năm thương lượng, trước khi ký hiệp ước IWT vào tháng 9/1960, với Ngân hàng Thế giới (WB) là trung gian. IWT quy định các quyền và nghĩa vụ của Ấn Độ và Pakistan để "sử dụng bình đẳng" nguồn nước trong hệ thống sông Indus.

Theo IWT, Ấn Độ được sử dụng không hạn chế nguồn nước từ các phụ lưu phía đông gồm Ravi, Sutlej và Beas. Hai trong số ba sông này hợp dòng trước khi chảy sang Pakistan.

Pakistan kiểm soát Indus, Chenab và Jhelum, còn gọi là các sông phía tây, chảy qua khu vực Ấn Độ kiểm soát, nhưng chủ yếu nằm ở phía Pakistan. Ấn Độ có nghĩa vụ để ba sông này chảy tự do sang Pakistan và Islamabad được sử dụng không hạn chế nguồn nước từ chúng.

Trong lịch sử, căng thẳng xung quanh sử dụng nguồn nước sông giữa Ấn Độ và Pakistan không ít lần xảy ra. Tuy nhiên trong lần này, giới phân tích Pakistan cảnh báo cuộc đối đầu căng thẳng hơn và tình hình khu vực có thể không nhanh chóng xuống thang như trước.

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null