Căng thẳng leo thang, Pakistan điều pháo binh đến biên giới Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Pakistan đã điều pháo binh đến biên giới Ấn Độ, giữa lúc căng thẳng 2 nước tiếp tục gia tăng sau vụ thảm sát du khách ở khu vực tranh chấp Kashmir.

Đoạn phim xuất hiện trực tuyến cho thấy khí tài của Pakistan đang tiến về biên giới sau đêm đấu súng thứ hai liên tiếp, theo Daily Mail ngày 27-4.

Cùng ngày 27-4, quân đội Ấn Độ cho biết binh sĩ Pakistan tại nhiều tiền đồn quân sự dọc Đường kiểm soát ở Kashmir đã bắn vũ khí cỡ nhỏ về phía các vị trí của họ trong đêm trước đó. "Binh sĩ của chúng tôi đáp trả hiệu quả bằng vũ khí hạng nhẹ phù hợp" - quân đội Ấn Độ tuyên bố.

Đây là đêm thứ ba liên tiếp quân đội Ấn Độ và Pakistan đấu súng ở vùng có tranh chấp này. Giới chức Pakistan chưa bình luận về thông tin.

Căng thẳng bắt đầu bùng phát sau vụ tấn công của phiến quân ở Kashmir khiến 26 du khách thiệt mạng vào đầu tuần này.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri cáo buộc Islamabad tài trợ "chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới" khi New Delhi ra lệnh cho tất cả công dân Pakistan phải rời đi trong vòng 72 giờ.

Pakistan phủ nhận cáo buộc này. Vụ tấn công, gần thị trấn nghỉ mát Pahalgam ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, được một nhóm chiến binh chưa từng được biết đến tự gọi là Kashmir Resistance nhận trách nhiệm.

Bộ trưởng Misri cho biết Ủy ban An ninh Nội các do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu đã quyết định đình chỉ Hiệp ước sông Ấn "cho đến khi Pakistan từ bỏ một cách đáng tin cậy và không thể hủy ngang việc hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới".

Sông Indus, chảy qua Ấn Độ tới Pakistan, có vai trò quan trọng đối với hàng triệu nông dân ở cả hai quốc gia.

Ảnh được cho là khí tài Pakistan di chuyển đến Kashmir. Ảnh: X
Ảnh được cho là khí tài Pakistan di chuyển đến Kashmir. Ảnh: X

Một tuyên bố từ văn phòng Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết: "Bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn hoặc chuyển hướng dòng chảy của nước thuộc về Pakistan theo Hiệp ước về nguồn nước Indus và việc chiếm đoạt quyền của các quốc gia hạ lưu sẽ bị coi là hành động tuyên chiến và sẽ bị đáp trả bằng toàn lực".

Ông Khalid Hussain Baath, chủ tịch liên minh nông dân quốc gia tại Pakistan, cho biết động thái của Ấn Độ diễn ra vào thời điểm cả nước đều thiếu nước và lượng mưa dự kiến thấp.

Pakistan đã đáp trả động thái này bằng cách đình chỉ mọi thị thực đã cấp cho công dân Ấn Độ theo chương trình miễn trừ có hiệu lực ngay lập tức và đóng cửa không phận đối với các chuyến bay của Ấn Độ.

Pakistan cảnh báo nước này có thể đình chỉ Hiệp định Simla, một hiệp ước hòa bình quan trọng được ký kết sau cuộc chiến tranh năm 1971 giữa hai quốc gia.

Theo thỏa thuận, Pakistan sẽ thiết lập Đường kiểm soát (LOC), đường biên giới trên thực tế được quân sự hóa chia cắt vùng Kashmir đang tranh chấp giữa hai quốc gia.

Ấn Độ và Pakistan mỗi bên quản lý một phần Kashmir, nhưng cả hai đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ này.

Theo Cao Lực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null