Ông Phạm Nhật Vượng tự tin Vinfast vượt 23 tỉ USD, dễ thu hồi vốn ở Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng kỳ vọng giá trị thực của Vinfast sẽ cao hơn 23 tỉ USD đồng thời việc thu hồi vốn sẽ không phải vấn đề do thị trường chứng khoán Mỹ có thanh khoản lớn.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) - nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến hãng xe điện Vinfast.

Về phát triển sản phẩm trong thời gian tới, ông Vượng đánh giá hiện dòng xe sedan đang dần suy thoái, doanh số bán thấp hơn SUV. Vinfast đang cân nhắc triển khai ra mắt xe siêu nhỏ, tiện lợi cùng giá thành hợp lý. Đến tháng 8, Vinfast sẽ phủ khắp dải xe và trở thành hãng xe điện đầu tiên trên thế giới có đủ dải sản phẩm cho phân khúc xe điện.

Liên quan đến huy động vốn tại Mỹ, quá trình niêm yết Vinfast lên sàn chứng khoán New York đã tiến hành được một nửa, chỉ còn một số thủ tục nữa là hoàn thành. Với định giá 23 tỉ USD, ông Vượng kỳ vọng giá trị sẽ cao hơn và khẳng định thu hồi vốn sẽ không phải vấn đề do thị trường chứng khoán Mỹ có thanh khoản lớn.

"Vinfast sẽ sớm mang lại niềm vui tài chính cho mọi người. Sớm ở đây không tính bằng tuần mà là lâu dài" - ông Vượng nói.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Ảnh: Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Ảnh: Vingroup

Về pin, ông Phạm Nhật Vượng tự tin khẳng định đã tự chủ về công nghệ sản xuất từ A-Z cho một bộ pin xe ôtô. Đồng thời công ty cũng đang phối hợp với các đối tác để tái chế pin, khả năng sẽ thực hiện tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Trước câu hỏi có cho các hãng xe điện khác dùng chung trạm sạc với mình không, ông Vượng thẳng thắn chia sẻ: "10 năm nữa chúng tôi mới cho. Không có lý do gì để tự bỏ ra hàng trăm triệu USD để cho đối thủ sử dụng chung cả".

Trong thời gian tới, Vinfast đặt mục tiêu giảm số lượng nhà cung ứng, tối ưu để các xe dùng chung linh kiện, hướng tới tạo ra nhiều giá trị hơn. Doanh nghiệp này cũng quan niệm "nước sông không phạm nước giếng" khi được hỏi về cạnh tranh với xe điện từ Trung Quốc.

"Vinfast không tham vọng chiếm 50% thị phần. Tôi cho rằng ở Việt Nam có nhiều người yêu nước và ủng hộ Vinfast. Chỉ cần sản phẩm tốt cùng hệ sinh thái đa dạng sẵn có, chúng tôi không lo ngại về thị trường trong nước".

Chia sẻ về lý do tạo nên Vinfast khi có quá nhiều khó khăn và bắt đầu từ con số 0, vị tỉ phú chỉ ra 2 nguyên nhân. Thứ nhất là nhu cầu đóng góp cho xã hội, đất nước, hướng tới công nghệ đẳng cấp cao và ghi dấu trên thị trường quốc tế. Nếu đơn thuần kinh doanh kiếm tiền, ban lãnh đạo Vinfast không dại gì tham gia. Thứ hai, Vinfast đang theo đúng hướng của cuộc cách mạng xanh. Ông Vượng đánh giá về mặt kinh doanh, đây sẽ là một dự án tiềm năng, sau này sẽ trở thành trụ cột lớn của Vingroup.

Đại hội đồng cổ đông thường niên của Vingroup. Ảnh: Vingroup

Đại hội đồng cổ đông thường niên của Vingroup. Ảnh: Vingroup

Cổ đông khác đặt câu hỏi về giá trị của cổ phiếu VIC bởi nếu nhà đầu tư mua vào từ nhiều năm trước sẽ phải chịu lỗ hơn nửa. Trả lời, ông Vượng khẳng định cổ phiếu VIC hiện rất thấp so với giá trị thực và đặt niềm tin rằng theo thời gian thị giá của VIC sẽ quay trở lại. Trong bối cảnh thị trường hiện nay sẽ được gọi là "giấu mình chờ thời".

Tại đại hội, ban lãnh đạo Vingroup đặt chỉ tiêu doanh thu thuần năm nay đạt 190.000 tỉ đồng, tăng 87% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế 2.000 tỉ đồng, giảm 44 tỉ đồng. Vingroup đề xuất trích 5 tỉ đồng vào quỹ dự trữ theo quy định tại Điều lệ tập đoàn và toàn bộ lợi nhuận luỹ kế sẽ được giữ lại để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về kế hoạch huy động vốn, Vingroup thông qua phương án phát hành tối đa 5.000 tỉ đồng trái phiếu có thể thành một hoặc nhiều đợt chào bán. Đây là trái phiếu chuyển đổi (tức có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu). Lãi suất coupon tối đa 15%/năm.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.