Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tài trợ 10 triệu USD đào tạo trí tuệ nhân tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 24.4, Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chính thức ra mắt “Chương trình Đào tạo trí tuệ nhân tạo và Công nghệ robot (AIC)” tại Khu công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia TP.HCM.

 Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chính thức ra mắt “Chương trình Đào tạo trí tuệ nhân tạo và Công nghệ robot (AIC)- Ảnh: H.N
Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chính thức ra mắt “Chương trình Đào tạo trí tuệ nhân tạo và Công nghệ robot (AIC)- Ảnh: H.N


AIC được thành lập bởi Khu công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, có tổng diện tích 3.000 m2. Đây sẽ là nơi phục vụ các hoạt động học tập, hội thảo, tổ chức các giải thi đấu... Công suất đào tạo tại AIC khoảng hơn 42.000 hoc sinh, sinh viên mỗi năm.

AIC được đầu tư hơn 32 tỉ đồng, thuộc gói trị giá 230 tỉ đồng (tương đương 10 triệu USD) được IPPG do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT, tài trợ Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Đà Lạt với mục đích thực hiện việc thành lập Trường Đào tạo CEO và Phát triển giáo dục AI (theo Biên bản ghi nhớ được ký ngày 26.7.2019).

AIC là trung tâm đào tạo trí tuệ nhân tạo cho K12 (từ lớp 1 đến lớp 12) đầu tiên tại khu vực phía Nam với tài liệu được Đại học Quốc gia TP.HCM Việt hóa và điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục tại Việt Nam.

AIC được giảng dạy theo hướng tiếp cận STEM/STEAM (mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engneering) và toán học (Mathematic) vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể) nhằm kích thích tình yêu khoa học - công nghệ của học sinh, sinh viên Việt Nam. Từ đó ươm mầm, phát triển những tài năng AI, trang bị kỹ năng, kiến thức AI để thế hệ trẻ được hội nhập vào nguồn nhân lực chất lượng cao thời đại công nghệ 4.0 trên toàn cầu trong tương lai.

AIC cũng là trung tâm đầu tiên trong chuỗi chiến lược phát triển giáo dục AI của IPPG trong giai đoạn 5 năm (2021 - 2025). Dự kiến, IPPG sẽ phối hợp các trường đại học, các cơ sở giáo dục thành lập thêm 10 trung tâm AI và triển khai lắp đặt 1.800 AI Lab với mục tiêu đào tạo AI cho hơn 2,5 triệu học viên mỗi năm.

Sau thời gian biên tập, chỉnh sửa dưới sự giám sát chất lượng nghiêm ngặt của các giảng viên chuyên ngành, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, giáo dục đào tạo thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, Bộ giáo trình AI Future Intelligent Manufacture đã được Hội đồng chuyên gia (gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc chuyên ngành khoa học máy tính, công nghệ và sư phạm kinh nghiệm và uy tín thuộc Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia TP.HCM) thẩm định đủ điều kiện và chất lượng đưa vào giảng dạy tại AIC từ năm 2021.

 

AIC có những hoạt động như:

- Chương trình AI - Robotics với thời gian đào tạo linh hoạt.
- Khóa học hè (Summer Camp) kéo dài từ 1 - 8 tuần cho học sinh, sinh viên.
- Khóa đào tạo giáo viên AI - Robotics từ cơ bản đến nâng cao.
- Tổ chức những khóa Workshop về AI - Robotics cho cộng đồng và doanh nghiệp...


Theo ĐÌNH PHÚ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.