Nuôi đàn ba ba to "đến phát khiếp", lão nông này thành tỷ phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với bản lĩnh, truyền thống của "Bộ đội cụ Hồ", cựu chiến binh Phạm Duy Hiền, thôn Mỹ Lộc 3 xã Việt Hùng (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) luôn sáng tạo, tìm tòi hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình. Ông trở thành điển hình trong phong trào thi đua Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi với mô hình nuôi ba ba thịt thương phẩm cho thu nhập trên nửa tỷ đồng mỗi năm.
Theo chân cán bộ Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Việt Hùng, chúng tôi tìm đến nhà CCB Phạm Duy Hiền, tận mắt chứng kiến cơ ngơi khang trang mới thấy được sự cố gắng, nỗ lực của CCB này.
 Ông Phạm Duy Hiền phấn khởi giới thiệu một trong những con ba ba to đang được nuôi trong ao của gia đình.
Ông Phạm Duy Hiền phấn khởi giới thiệu một trong những con ba ba to đang được nuôi trong ao của gia đình.
Rót chén trà mời khách ông Hiền kể chuyện: Sau khi rời quân ngũ trở về, ông quyết tâm lập nghiệp tại quê hương. Trải qua những năm tháng lao động để mưu sinh, nhận thấy trong nông nghiệp cần đến máy móc, ông mua máy xay xát, máy tuốt lúa để phục vụ gia đình và bà con trong thôn, trong xã.
Sau nhiều năm lăn lộn với đồng ruộng ông tiếp tục mua máy gặt và máy cày mở rộng sản xuất. Năm 2010 xã Việt Hùng có chủ trương cho đấu thầu diện tích đất phần trăm, ông mạnh dạn nhận đấu thầu trên 2ha để cấy lúa và trồng bí. Nhờ tích cực tìm tòi học hỏi khoa học kỹ thuật cách trồng và chăm sóc bí nên mỗi sào bí ông thu về 4-5 triệu đồng/ vụ.

Hiện nay ông nuôi 700 con ba ba từ to đến nhỏ và 300 con cá chuối. Với giá bán bình quân 450 - 470 nghìn đồng/kg ba ba đem lại thu nhập đáng kể cho gia đình từ 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.
Chưa bằng lòng với chính mình, bằng nguồn vốn tích cóp được, ông đầu tư xây dựng chuồng trại trên chính mảnh đất của gia đình để phát triển chăn nuôi, ban đầu ông mua 2 cặp bò, vài con lợn để phát triển, do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, dịch bệnh xảy ra khiến lợn bị chết.
Không dừng lại ở đó năm 2012, muốn thử sức ở mô hình mới, ông bàn với vợ vay vốn ngân hàng nông nghiệp 50 triệu đồng, rồi anh em họ hàng với số tiền trên 200 triệu đồng đào ao, xây bể thả cá và nuôi ba ba, ông xây dựng hệ thống ao nuôi với diện tích trên 800m2 để nuôi ba ba to, còn 2 bể ông nuôi ba ba nhỏ theo giới tính, độ tuổi.
Ao nuôi ba ba ông Hiền thả bèo tây làm nơi trú ẩn cho loài bò sát này.
Ao nuôi ba ba ông Hiền thả bèo tây làm nơi trú ẩn cho loài bò sát này.
Xung quanh ao nuôi ba ba, ông Phạm Duy Hiền xây tường bao để tránh trường hợp ba ba có thể bò ra ngoài, trên mặt ao ông thả bèo tây với mục đích làm mát về mùa hè và giữ ấm về mùa đông. Toàn bộ ao nuôi ba ba của gia đình ông đều có hệ thống dẫn và thoát nước nhằm lưu thông và không để nguồn nước bị ô nhiễm dễ lây bệnh cho ba ba.
Cạnh đó, công việc cho ba ba ăn cũng phải đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, bởi ba ba chủ yếu ăn vào mùa hè, buổi sáng mát và chiều tối, mùa đông hầu như ba ba không ăn. Thức ăn cho ba ba là các loại giun, dế, cá tạp. Để tránh bị ô nhiễm cho ba ba, ông Hiền nuôi thêm cá chuối tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong ao.
Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi ba ba dẫn đến thành công hôm nay, ông Hiền chia sẻ: Để có được thành quả trong bất cứ lĩnh vực gì cũng cần có sự đam mê, yêu thích, bởi có ham thì người ta mới say được. Còn trong chăn nuôi ba ba cần chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Hiền còn là hội viên gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào hoạt động của địa phương. Trải qua các chức danh phó thôn, trưởng thôn, chi hội nông dân, ông luôn động viên gia đình và bà con lối xóm chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

Ông Vũ Văn Nhẫn - Phó Chủ tịch hội CCB xã Việt Hùng nhận xét: với bản tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm cộng với tinh thần ham học hỏi, CCB Phạm Duy Hiền đã phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu, ông luôn đi đầu trong hoạt động của thôn, của xã
Quyết tâm không cam chịu đói nghèo, với sự nhạy bén, năng động đã giúp CCB Phạm Duy Hiền vươn lên từ một gia đình nghèo khó trở thành một điển hình về tinh thần vượt khó, làm giàu ở địa phương. Nhiều năm liền, ông được các cấp, các ngành khen thưởng vì có nhiều thành tích trong lao động sản xuất và các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng cho mọi người học tập, noi theo.

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/nuoi-dan-ba-ba-to-den-phat-khiep-lao-nong-nay-thanh-ty-phu-1081595.html

Theo Kim Anh (Cổng TTĐT huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.