Nữ nhà giáo 3 lần gặp Bác Hồ: Luôn dành một phần tiền lương để làm từ thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã ở độ tuổi gần 90 nhưng mỗi khi kể câu chuyện về những lần vinh dự được gặp Bác Hồ, nữ nhà giáo Hoàng Lan Dung vẫn nhớ như in từng chi tiết nhỏ, từng cử chỉ, lời thăm hỏi, động viên của Bác.

Người phụ nữ 3 lần được gặp Bác Hồ

Trong căn nhà tại ngõ 28, phố Nguyên Hồng (quận Đống Đa, Hà Nội), những ngày đầu tháng 5, nữ nhà giáo Hoàng Lan Dung lại xúc động khi kể cho chúng tôi nghe về kỉ niệm vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ.

Bà kể, lần đầu tiên được gặp Bác là vào tháng 2.1955, khi đang là cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội, bà vinh dự cùng 2 cán bộ được cử vào Phủ Chủ tịch làm các loại bánh dân tộc để Bác Hồ tiếp khách quốc tế.

“Khi ấy, tôi mới 21 tuổi, lúc nhận nhiệm vụ cũng không tránh khỏi lo âu, hồi hộp, không biết có hoàn thành được nhiệm vụ. Trước giờ đón khách, Bác đã vào tận nơi làm bánh, hỏi han ân cần từng người một. Đến lúc đó, được nghe Bác nói, tôi cảm nhận được rõ sự gần gũi, ân cần của Người, sự giản dị trong con người Bác”, bà Dung xúc động nói.

 

Bà Hoàng Lan Dung bồi hồi, xúc động khi nhớ lại câu chuyện vinh dự 3 lần gặp Bác Hồ.
Bà Hoàng Lan Dung bồi hồi, xúc động khi nhớ lại câu chuyện vinh dự 3 lần gặp Bác Hồ.


Bà Dung nhớ lại lần thứ 2 vinh dự được gặp Bác Hồ, thời điểm đó, bà được cử sang dạy học ở Trường Mẫu giáo Mầm non A (phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm). Trong một lần Bác Hồ đến thăm trường, bà đã vinh dự được gặp Bác, khi Người vào thăm đúng lớp bà đang dạy học. Sau khi thăm hỏi, chia kẹo cho các cháu học sinh, Bác đã trìu mến, ân cần hỏi han từng hoàn cảnh giáo viên. Bác căn dặn mọi người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau tiến bộ; chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu nên người.

Suốt đời học và làm theo lời Bác dạy

Lần thứ ba bà Dung vinh dự được gặp Bác là vào năm 1963. Khi ấy, bà chỉ được nhìn Bác từ xa khi nhận nhiệm vụ đưa các cháu mẫu giáo đến Phủ Chủ tịch.

Ba lần được gặp Bác Hồ, với bà Dung trong bà lúc nào cũng là hình ảnh của một người cha giản dị với đôi dép cao su, bộ quần áo kaki đã cũ kĩ, phai màu theo năm tháng. Đối với tất cả mọi người, từ cán bộ cũng như tới nhân dân, những người có hoàn cảnh khó khăn, Bác đều quan tâm, thăm hỏi, động viên từng người.

Hình ảnh và tấm gương của Bác Hồ truyền động lực lớn lao để nữ nhà giáo không quản ngại khó khăn, vượt lên hoàn cảnh tâm nguyện với sự nghiệp “trồng người”. Dù ở bất kỳ cương vị nào, bà cũng đều làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục mầm non.

Nhớ lời dạy của Bác Hồ, khi về hưu bà cùng chồng luôn tham gia tích cực vào công tác từ thiện tại địa phương. Bà Dung dành một phần tiền lương của mình để làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời éo le, thiệt thòi.

Những địa chỉ mà vợ chồng bà Dung thường xuyên trao quà hỗ trợ, đó là Trung tâm Nuôi dưỡng người già cô đơn và trẻ em tàn tật Hà Nội (huyện Ba Vì), Làng Hữu nghị Việt Nam (huyện Hoài Đức)...

Không những thế, từ năm 1995 đến năm 2008, dù với mức lương không cao nhưng hằng tháng bà Dung đều dành 100.000 đồng để hỗ trợ cho một trường hợp cô đơn không nơi nương tựa ở số 67 Trần Xuân Soạn cho đến khi người được hỗ trợ qua đời. Hiện tại, bà vẫn là thành viên tích cực của Quỹ Trái tim nhân ái.

 

Gần tuổi 90, bà Hoàng Lan Dung vẫn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, thường xuyên vận động con cháu cùng mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Năm 2020, bà Hoàng Lan Dung vinh dự là một trong những điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tham gia chương trình giao lưu nghệ thuật “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2020” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội.


https://laodong.vn/thoi-su/nu-nha-giao-3-lan-gap-bac-ho-luon-danh-mot-phan-tien-luong-de-lam-tu-thien-910122.ldo

Theo KIM ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.