Nữ hoàng Maya lộ diện trong mộ cổ dưới lòng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ hài cốt nữ giới 1.500 năm tuổi nằm giữa rất nhiều cổ vật quý giá được xác định là một vị nữ hoàng của đế chế Maya huyền thoại.

 

Các nhà khảo cổ đã tìm được đường vào một kim tự tháp bị chôn vùi giữa rừng rậm Guatemala và phát hiện bộ hài cốt hoàn chỉnh của một phụ nữ quyền quý. Các bước phân tích cho thấy bà là một nữ hoàng Maya.

 

Bộ hài cốt của vị nữ hoàng - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Bộ hài cốt của vị nữ hoàng - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



Vị nữ hoàng nằm giữa rất nhiều cổ vật quý giá. Bên cạnh bà còn có hài cốt của một đứa trẻ. Các bằng chứng bi thảm còn lại cho thấy đứa bé đã bị hiến tế và tuẫn táng theo nữ hoàng của mình trong một cái giếng sâu, bên cạnh hài cốt người đàn bà quyền quý.

 

Đồ tạo tác quý giá trong mộ - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Đồ tạo tác quý giá trong mộ - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



Ngôi mộ cổ này được phát hiện tại Holma, một địa điểm đã từng hé lộ nhiều dấu tích của nền văn minh Maya lừng danh. Phát triển trong gần 3.000 năm ở Trung Mỹ, đạt đỉnh cao từ năm 250 đến 900 sau công nguyên, người Maya đã khiến thế hệ sau kinh ngạc vì các kiến thức toán học, thiên văn học và những thành phố to lớn được xây dựng bằng máy móc ngay trong thời điểm mà hầu hết các nơi trên thế giới, con người còn sống trong những bộ lạc mông muội.




 

Chiếc sọ của người không may bị hiến tế - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Chiếc sọ của người không may bị hiến tế - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Kim tự tháp này nằm trong số 60.000 cấu trúc của đại đô thị Maya được phát hiện bằng LIDAR năm ngoái - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Kim tự tháp này nằm trong số 60.000 cấu trúc của đại đô thị Maya được phát hiện bằng LIDAR năm ngoái - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



LIDAR - một công nghệ sử dụng thiết bị quét laser - đã giúp một nhóm khảo cổ đa quốc gia phát hiện ra 3 kim tự tháp bí ẩn, trong đó có kim tự tháp chứa hài cốt vị nữ hoàng.

 

Nhà khảo cổ Francisco Estrada-Belli vui mừng khi tìm thấy ngôi mộ hoàng gia -ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Nhà khảo cổ Francisco Estrada-Belli vui mừng khi tìm thấy ngôi mộ hoàng gia -ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC



Tiến sĩ Francisco Estrada-Belli, đến từ Đại học Tulane (Mỹ), giám đốc dự án khai quật, cho biết họ tin rằng trong chính kim tự tháp vị nữ hoàng đang nằm còn có ngôi mộ của chồng bà – một vị vua Maya. Cả 3 kim tự tháp có thể chứa tới 5 hài cốt của các vị vua, chưa kể một số hài cốt khác của gia đình và những người bị hiến tế theo họ.
 


2 mộ cổ kỳ lạ khác ở Ba Lan và Ireland

Một ngôi mộ cổ kỳ thú khác cũng mới được khai quật tại Ba Lan. Xương chân một con gấu và hàm của một con heo lớn đã được tìm thấy bên cạnh hài cốt của một người đàn ông và một đứa trẻ, trong một ngôi mộ có tuổi đời lên đến 4.500 tuổi. Những phần hài cốt động vật được sắp xếp chu đáo cho thấy nó là một phần của nghi thức tang lễ.

Trong khi đó, một bộ hài cốt rùng rợn hơn được tìm thấy ở Ireland, ước tính tuổi đời lên tới 5.000 năm. Người này có vết tích bị cắt ở vị trí các khớp chính như vai, khuỷu tay, hông, mắt cá… Tuy nhiên, người đó hoàn toàn không phải là nạn nhân của một vụ hành hình. Các bước nghiên cứu tiếp theo cho thấy đó là một phần của nghi thức cổ đại, giúp linh hồn người chết dễ siêu thoát!



A. Thư (Theo The Guardian, Daily Mail, Newsweek)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.