Nông trại trồng loại quả "thần kỳ", ăn 1 vài trái là tỉnh cả người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để đạt được hơn 1.000 tiêu chí trong chứng nhận sản xuất hữu cơ- Organic JAS của Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Hà, (58 tuổi, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã áp dụng cách canh tác thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường và lấy chất lượng sản phẩm làm ưu tiên.
Vốn là chủ một khách sạn lớn tại trung tâm thành phố Đà Lạt, dù đã 58 tuổi thế nhưng ông Hà vẫn không khỏi trăn trở về chất lượng sản phẩm rau quả tại Lâm Đồng.
Vừa nhấm nháp ly rượu phúc bồn tử do trang trại mình sản xuất, ông Hà chia sẻ: “Mặc dù Đà Lạt được mệnh danh là thủ phủ nông nghiệp công nghệ cao, rau sạch của cả nước. Nhưng lấy tiêu chí gì để chứng minh đó là rau sạch, hay chỉ là “khuất mắt trông coi”, kẻ xấu vẫn lợi dụng trà trộn các loại thực phẩm bẩn để đưa ra thị trường”.
 
Ông Hà giới thiệu sản phẩm hữu cơ sản xuất ngay tại trang trại của mình. Ảnh: Văn Long.
Chính vì vậy, ông đã bàn giao lại khách sạn cho người thân quản lý và đầu tư vào mảnh vườn 4,5ha của gia đình dưới chân núi Langbiang để làm nông nghiệp. Được biết, ông Hà chỉ mới làm nông nghiệp từ giữa năm 2017 đến nay.
“Khi bắt đầu làm nông nghiệp, tôi cũng như những gia đình khác triển khai cách canh tác mới nhất là làm thủy canh. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi nhận thấy sản phẩm vẫn chưa đạt chuẩn chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người nên đã chuyển hướng qua làm nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, đỉnh cao nhất của nông nghiệp hữu cơ là đất nước Nhật Bản với chứng nhận JAS”, ông Hà dẫn PV đi thăm trang trại chia sẻ.
Ông Hà cũng cho hay, hiện nay để được cấp chứng nhận Organic JAS của Nhật Bản người nông dân phải đảm bảo hơn 1.000 tiêu chí. Theo đó, đơn vị đại diện phía Nhật Bản sẽ chọn bất kì một loại cây nào có trong trang trại của ông Hà để tiến hành kiểm tra. Mẫu test sẽ được cho vào 3 bịch, trong đó 1 bịch sẽ được giao cho công ty của Nhật Bản, một bịch được giao cho ông Hà và mẫu cuối cùng sẽ được gửi cho một đơn vị kiểm tra mà chủ vườn không được biết nhằm đảo bảo tính khách quan.
 
Để đạt được chứng nhận Organic JAS của Nhật bản, ông Hà phải đảm bảo hơn 1.000 tiêu chí cho sản phẩm của mình. Ảnh: Văn Long.
Với hơn 1.000 tiêu chí, nếu ông Hà chỉ cần vi phạm một điều, có một loại hóa chất nào trong mẫu test thì sẽ không được cấp loại chứng nhận này.
Hiện nay, trong trang trại của ông Hà trồng chủ yếu là cây phúc bồn tử đen và đỏ theo quy trình khép kín, có giá trị kinh tế cao. Từ quả phúc bồn tử, ông Hà đã sản xuất được rượu vang, nước cốt, kẹo socola hay mứt.
Sản phẩm phúc bồn tử tại trang trại ông Hà bán ra thị trường loại đỏ với giá 250.000 đồng/kg, loại đen với giá 900.000 đồng/kg. Chính vì giá trị kinh tế cao nên ông Hà đã dần loại bỏ các giống rau xà lách như lolo, romaine xanh, đỏ, cải xoăn, cải cầu vồng, cải bông hồng. Hiện tại, với 2,5ha trồng phúc bồn tử, mỗi tháng ông Hà thu được khoảng 4 tấn quả thành phẩm. Bên cạnh đó, ông còn sử dụng quả tươi để làm rượu vang, kẹo socola, nước cốt được bán với giá từ 500 đến 1 triệu đồng/chai.
 
Sản phẩm nước tinh chất lên men được ông Hà bán với giá 500 ngàn/chai. Ảnh: Văn Long.
Bà Tôn Nữ Thanh Mỹ - người vợ luôn đồng hành cùng ông Hà vui vẻ cho biết: “Những sản phẩm phúc bồn tử trong trang trại của gia đình tôi đều rất tốt cho sức khỏe. Đang làm trong thời gian nắng nóng mà ăn một quả là tỉnh hẳn cả người. Hiện tại, trong trang trại luôn có 10 nhân công làm việc liên tục, đặc biệt họ đều rất vui vẻ khi làm việc, luôn ca hát và hàng tháng đều lên cân”.
Lý giải điều này, bà Mỹ cho rằng, phúc bồn tử là loại siêu thực phẩm có tác dụng giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, chống viêm nhiễm, ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của một số bệnh ung thư...Đặc biệt các sản phẩm từ phúc bồn tử chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như, chống oxy hóa, làm trẻ hóa tế bào giúp đen tóc, đẹp da. Chính vì vậy sản phẩm luôn được phái nữ yêu thích, tìm mua.
 
Bà Mỹ giới thiệu các loại chất dinh dưỡng có trong quả phúc bồn tử được trồng trong trang trại mình. Ảnh: Văn Long.
Nói về cơ duyên với loại cây phúc bồn tử đen, ông Hà cho biết ông được một người bạn tại châu Âu tặng một cây cách đây 3 năm, sau đó đưa về Đà Lạt trồng thử nghiệm. Nhận thấy quả to bóng đẹp mà giá trên thị trường nhập khẩu khoảng 2,5 triệu đồng/kg nên ông đã tìm cách nhân giống.
Với đam mê nông nghiệp ông Hà đã làm mọi cách, tìm đến nhiều địa điểm nuôi cấy mô để nhân giống và thuần chủng phúc bồn tử với khí hậu Đà Lạt. Tuy nhiên, kết quả không như ông mong đợi mà cây bị chết yểu hoặc không ra hoa đậu quả. Cuối cùng, người bạn đó tiếp tục giới thiệu với ông một vị tiến sĩ tại Mỹ chuyên nhân giống loại cây này cho Israel. Kể từ đó, ông Hà được sự giúp đỡ của tiến sĩ Mỹ đã nhân giống thành công cây phúc bồn tử theo quy trình của Israel ngay tại Đà Lạt.
 
Những người nhân công trong trang trại làm việc luôn vui vẻ và yêu thích công việc. Ảnh: Văn Long.
Bên cạnh đó, việc trồng đúng quy trình hữu cơ, cùng cách thụ phấn cho cây bằng loại ong nhập từ châu Âu về nên quả phúc bồn tử rất to.
Tuy nhiên ông Hà cho biết, trong giai đoạn chuyển giao và hoàn thiện các sản phẩm nên thu nhập chưa thể nói được. Sắp tới ông sẽ hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, nhà xưởng và cửa hàng trưng bày để tung sản phẩm rộng rãi ra thị trường trong nước cũng như các nước Đông Âu.
Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.